Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng ở Châu Á được nhiều học sinh Việt Nam quan tâm. Nhờ chất lượng giáo dục tốt, học phí phải chăng, chi phí sinh hoạt vừa phải, nhiều học bổng và chính sách thu hút sinh viên quốc tế. Không những vậy, văn hóa Đài Loan cũng có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt, môi trường sống năng động nên ngày càng nhiều học sinh Việt Nam lựa chọn xứ Đài để theo đuổi ước mơ học tập và trải nghiệm cuộc sống.
Các loại thuế khi nhập khẩu hàng hóa
Theo quy định hiện hành, khi nhập khẩu hàng hóa, tùy loại hình và mặt hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải nộp thuế nằm trong số các loại thuế sau:
Về nội dung văn bản pháp quy liên quan, do có rất nhiều văn bản pháp quy liên quan nên nội dung này, nội dung này, đề nghi xem chi tiết tại các bài viết của các sắc thuế cụ thuể
Thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Đây là một loại thuế các nước dùng để đánh vào hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, phương pháp tính thuế nhập khẩu bao gồm:
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm với thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông thường
Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Phương pháp tính thuế hỗn hợp và
Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
Để biết thêm chi tiết, xem bài viết:
Thuế giá trị gia tăng (VAT – Value Added Tax) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Để biết thêm chi tiết, xem bài viết: Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ.
Người nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, phải tính và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Để biết thêm chi tiết về danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và các nội dung liên quan, xem bài viết: Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Theo quy định hiện hành, với những mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (trừ các đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu) như xăng dầu, mỡ nhờn, túi nilong.., khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp có trách nhiệm tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường (trừ xăng dầu nhập khẩu để bán).
Để biết chi tiết các mặt hàng nào chịu thuế bảo vệ môi trường và các nội dung khác liên quan, xem bài viết: Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Để biết thêm chi tiết về sắc thuế này, xem bài viết: Thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Để biết thêm chi tiết về sắc thuế này, xem bài viết: Thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu
Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Để biết thêm chi tiết về sắc thuế này, xem bài viết: Thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.
Du học Nhật Bản ngành truyền thông hiện nay đang là một sự lựa chọn “cực kỳ quyến rũ” đối với các bạn du học sinh. Nếu bạn là người hướng ngoại, năng động và đam mê sáng tạo thì tuyệt nhiên không thể bỏ qua được ngành truyền thông này. Vậy học truyền thông lại Nhật Bản có những cơ hội và có gì đột phá!? Ngày hôm nay, Shinichi sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành học thú vị này nhé!
Lí do nên học ngành truyền thông tại Nhật Bản?
Chọn du học Nhật Bản ngành truyền thông là một quyết định táo bạo nhưng rất sáng suốt. Bởi nó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho những du học sinh năng động, ưa thích sáng tạo, chuyên nghiệp trong quan hệ cộng đồng. Thực tế cùng với sự phát triển kinh tế, ngành báo chí truyền thông Nhật Bản đã đạt được nhiều bước tiến đáng nể trên trường thế giới.
1. Ngành truyền thông Nhật Bản – xu hướng toàn cầu hóa
Hiện nay với sự phát triển của thời đại khoa học công nghệ, ngành truyền thông nổi lên và trở thành xu hướng của các bạn trẻ. Bởi bất kì doanh nghiệp, công ty nào cũng đều cần nhân lực cho ngành này để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng, đến đối tác, các mối quan hệ công chúng,… Học truyền thông ở Nhật Bản hay bất kì quốc gia nào đều là lựa chọn tuyệt vời, phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.
2. Du học ngành truyền thông ở Nhật Bản – môi trường đào tạo quốc tế
Nhật Bản là môi trường giáo dục tuyệt vời không chỉ ở ngành truyền thông mà tất cả các ngành. Nhật vẫn được cả thế giới biết đến với những phương pháp giáo dục trẻ em và dạy học tuyệt vời. Chất lượng giáo dục của Nhật Bản luôn được xếp trong top 10 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới.
Du học ngành truyền thông tại Nhật bạn sẽ học tập trong môi trường đào tạo quốc tế với phương pháp giảng dạy chất lượng. Cùng cơ sở vật chất hiện đại của 1 đất nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực.
3. Ngành truyền thông ở Nhật Bản phát triển mạnh
Tại Nhật Bản có rất nhiều tập đoàn truyền thông lớn nổi tiếng và có uy tín. Nhiều tập đoàn truyền thông của Nhật đã góp công rất lớn trong việc tạo nên những thương hiệu hàng đầu trên thế giới như: Tập đoàn Dentsu là tập đoàn thống lĩnh truyền thông, quảng cáo ở Nhật. Tập đoàn Kantele – 1 trong 6 tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản. Tập đoàn Hakuhodo – tập đoàn quảng cáo lớn thứ 2 tại Nhật Bản với mạng lưới hơn 80 công ty tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Du học tại đất nước có ngành truyền thông phát triển rực rỡ này sẽ giúp các bạn DHS học tập và trau dồi cho mình được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kiến thức chuyên môn.
4. Du học Nhật Bản ngành truyền thông cơ hội việc làm rộng mở
Với sự phát triển ngành truyền thông tại Nhật như vậy, chắc chắn 1 điều rằng cơ hội việc làm ngành này cho du học sinh rất rộng mở. Bạn có thể ở lại Nhật Bản làm việc, bởi Nhật Bản hiện nay đang rất thiếu nguồn nhân lực do ảnh hưởng của tình trạng già hóa dân số. Chỉ cần khả năng tiếng Nhật lưu loát cùng tấm bằng ngành truyền thông, thêm chút lợi thế vì bạn là người nước ngoài. Chắc chắn bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá bởi tính chất “quốc tế” của bạn.
Nếu bạn không muốn ở lại Nhật làm việc có thể trở về Việt Nam lập nghiệp. Ngành truyền thông ở Việt Nam cũng đang cần nhân lực giỏi. Đặc biệt trong tay bạn có bằng quốc tế về ngành truyền thông.
Du học Nhật Bản ngành truyền thông được học những gì?
Du học Nhật Bản ngành truyền thông du học sinh sẽ được rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp:
Các trường đào tạo ngành truyền thông tại Nhật Bản.
Có rất nhiều trường đại học tại Nhật Bản đào tạo ngành truyền thông. Sau đây là một số trường đào tạo ngành truyền thông nổi tiếng ở Nhật Bản. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các trường này và đăng ký học tập nhé.
Với những thông tin du học Nhật Bản ngành truyền thông kể trên đã giúp bạn tự tin với quyết định chọn ngành của mình chưa? Nếu bạn cảm thấy ngành truyền thông và muốn tìm hiểu thêm các ngành học có xu hướng khác tại Nhật đừng ngại.
Kết quả kinh doanh quý 3/2024 đang dồn dập xuất hiện nhưng diễn biến thị trường lại không cho thấy những phản ứng tương xứng. Tuần qua VN-Index giảm liên tục 3 phiên đầu tiên, phục hồi vào ngày thứ Năm nhưng lại “hụt hơi” trong phiên cuối cùng. Chỉ số cũng một lần nữa thoái lui sau khi tiến sát vùng 1300 điểm. Thanh khoản khớp lệnh trung bình sàn HoSE cũng không cho thấy sự tiến triển, thậm chí còn giảm nhẹ.
Mặc dù vậy phiên tăng mạnh ngày thứ Năm đã giúp VN-Index xác lập một đáy cao hơn và duy trì diễn biến thu hẹp dần biên độ dao động điều chỉnh và bảo toàn xu hướng tăng ngắn hạn kể từ đáy đầu tháng 8/2024. Theo các chuyên gia, đây là một diễn biến tích cực về mặt kỹ thuật khi đang hình thành mô hình tiếp diễn xu hướng tăng, hứa hẹn cơ hội đột phá. Tuy nhiên thanh khoản vẫn đang là yếu tố khiến các chuyên gia thận trọng và thực tế thị trường đã nhiều lần trong mấy tuần nay có cơ hội đột phá nhưng lại không thành công.
Đánh giá về hiệu ứng kết quả kinh doanh quý 3/2024, các chuyên gia vẫn kỳ vọng thông tin lợi nhuận sẽ hỗ trợ thị trường và thực tế đây là lực đỡ khiến các nhịp điều chỉnh đều nhỏ dần. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp cổ phiếu xuất hiện báo cáo kết quả kinh doanh tốt nhưng giá không tăng. Theo các chuyên gia, nhà đầu tư có thể hành động tùy vào trạng thái cũng như chiến lược. Nếu là đầu cơ ngắn hạn thì việc cổ phiếu phản ứng kém có thể là do “thông tin dã phản ánh vào giá” và nên giảm tỷ trọng, nhất là nếu đang sử dụng margin. Nếu là đầu tư dài hạn, thông tin kết quả kinh doanh tốt sẽ dần được phản ánh dài hơi vào xu hướng giá dài hạn, nhất là triển vọng quý 4 còn tích cực hơn. Do đó nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ, thậm chí mua thêm khi giá có nhịp lùi lại.
Về mặt kỹ thuật, việc liên tục tạo đáy sau cao hơn đáy trước và vận động trong biên độ thu hẹp dần là các dấu hiệu tương đồng mô hình “Tam giác tăng dần (Ascending Triangle)”. Điều này có thể ám chỉ cho sự tiếp diễn của xu hướng tăng giá.
Thị trường biến động thất thường trong tuần qua, một phần vì xuất hiện phiên đáo hạn phái sinh. VN-Index có 3 phiên giảm đầu tuần nhưng phục hồi trong 2 phiên cuối tuần và tạo đáy cao hơn đáy đầu tháng 10. Có ý kiến đánh giá đó là một tín hiệu kỹ thuật tích cực khi chỉ số dao động điều chỉnh ngày càng hẹp và liên tục bám sát vùng 1300 điểm, củng cố cơ hội đột phá. Quan điểm của anh chị thế nào?
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Chỉ số dao động điều chỉnh càng ngày càng hẹp và đang bám sát vùng 1300 điểm nhiều người cho rằng đây là hành động tích cực và đang đi theo mẫu hình thu hẹp biến độ giao dịch nhưng sự thu hẹp quá nhiều kèm theo nhìn đồ thị VN-Index như một bức tranh tuyệt đẹp. Tôi có một quan điểm: khi bạn leo lên “đỉnh” của ngọn núi bạn sẽ thấy bức tranh đẹp nhất. Ngoài ra phiên thứ 5 đã có lúc chỉ số gãy kênh xu hướng tạo bởi đáy ngày 5/8, 17/9, 7/10 kèm theo diễn biến xấu phiên thứ Sáu nên dưới góc nhìn của tôi thì tôi vẫn thận trọng nhiều hơn là hưng phấn và tôi đã thực hiện quản trị rủi ro giảm mạnh tỷ trọng. Khi thị trường vượt 1300 thuyết phục khi đó tôi tham gia giải ngân lại vẫn chưa muộn.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Về mặt kỹ thuật, việc liên tục tạo đáy sau cao hơn đáy trước và vận động trong biên độ thu hẹp dần là các dấu hiệu tương đồng mô hình “Tam giác tăng dần (Ascending Triangle)”. Điều này có thể ám chỉ cho sự tiếp diễn của xu hướng tăng giá, sau các chuỗi vận động đi ngang tích lũy với thanh khoản giảm và hình thành các điểm hỗ trợ cao hơn.
Sau nhiều lần kiểm định thất bại, vùng cản quanh 1300 điểm đang tạo ra áp lực đè nặng lên tâm lý của thị trường, khiến cho hoạt động chốt lời, bán hạ tỷ trọng là chủ đạo khi chỉ số tiếp cận trở lại. Mặc dù vậy, với xu hướng tăng ngắn hạn đang được bảo toàn, xác suất vẫn đang nghiêng về kịch bản VN-Index sẽ chinh phục thành công ngưỡng kháng cự trên.
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Vùng tích lũy quay mốc đỉnh cũ vận động ngày càng hẹp và biên độ giao đông ngắn hơn. Diễn biến sideway tích lũy chặt chẽ và đang chuẩn bị cho cơ hội đột phá đỉnh mới. Tôi cho rằng diễn biến này có lẽ sẽ diễn ra có thể chỉ trong tuần sau hoặc chậm nhất là tuần cuối cùng của tháng 10.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Về mặt kỹ thuật, dao động của VN-Index đang tạo nên dạng mẫu hình VCP thu hẹp dần biến động, thông thường là dạng mẫu hình mang tính tích cực, cho cơ hội có thể mở một nhịp tăng mới nếu bứt phá qua 1300 điểm. Tuy nhiên cần lưu ý mẫu hình nào cũng có xác suất thành công nhất định. Trong vòng 1-2 tuần qua, tôi nhận thấy thị trường có một vài cơ hội để lực cầu có thể tham gia giúp hoàn thành mẫu hình, nhưng vẫn chưa thấy được điều đó. Nếu lực cầu vẫn không có chuyển biến tích cực hơn trong tuần này, tôi nghĩ cần có sự thận trọng ở đây.
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Phiên giao dịch cuối tuần chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức hỗ trợ 1285.46 điểm và khả năng sẽ tiếp tục test lại vùng hỗ trợ này. Nếu thị trường giữ vững mức hỗ trợ này trong tuần giao dịch mới sẽ cũng cố cơ hội tiến sát vùng 1300 điểm. Tuy nhiên, với mức thanh khoản thấp như hiện tại khả năng cao thị trường vẫn sẽ sideway trong vùng điểm 1240 đến 1300 để tích lũy hơn là bứt phá qua vùng 1300 điểm. Trong giai đoạn vùng trũng thông tin hỗ trợ chúng ta không thể kỳ vọng sự bức phá mạnh mẽ của thị trường mà chờ đợi sự tích lũy từ từ để chờ các thông tin hỗ trợ tích cực hơn trong giai đoạn về cuối năm.
Tuần trước anh chị kỳ vọng dòng tiền sẽ tích cực hơn trong tuần này khi kết quả kinh doanh xuất hiện. Tuy nhiên vẫn chưa thể nhìn thấy sự thay đổi rõ nét trong thanh khoản, thậm chí giao dịch còn giảm nhẹ. Trong khi đó thống kê thể hiện nhà đầu tư cá nhân tuần qua mua ròng liên tục với quy mô khá lớn. Có vẻ nhà đầu tư vẫn rất thận trọng, hay dòng tiền trên thị trường thực sự suy yếu? Anh chị đánh giá nhu cầu sử dụng margin lúc này như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Kết quả kinh doanh tích cực sẽ được phản ánh vào giá cổ phiếu và dòng tiền sẽ đổ vào cổ phiếu ấy trường hợp định giá còn hấp dẫn. Tuy nhiên, nó không thể giúp thanh khoản toàn thị trường cải thiện. Thực tế trong tuần qua việc các nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng liên tục là do lệnh đối ứng rút ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy, lực cầu vẫn khá yếu và tâm lý của các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng khi VN-Index không thể vượt được ngưỡng 1300. Do đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng ở mức trung bình và hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn này.
Giai đoạn hiện tại tôi đánh giá nhu cầu sử dụng margin ở mức vừa phải và nguồn hiện tại vẫn dư thừa.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Đã có tương đối nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 đến thời điểm hiện tại, tuy nhiên nhìn về mặt bằng chung, lợi nhuận đang có dấu hiệu đi ngang, thậm chí giảm trên một số nhóm ngành. Kết quả hoạt động có phần dưới kỳ vọng nhiều khả năng đã phản ánh vào bức tranh thanh khoản những phiên gần đây với giao dịch dè dặt hơn trên thị trường. Số liệu trên có thể không quá tiêu cực để thúc đẩy hoạt động bán tháo, nhưng cũng khó tạo ra động lực lớn để gia tăng dòng tiền mua vào. Do vậy, ít nhất trong nửa đầu quý 4/2024 nhu cầu sử dụng margin sẽ khó có sự đột biến.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi thấy nhiều nhà đầu tư vẫn nắm giữ một tỷ trọng cổ phiếu nhất định và đang theo dõi sát diễn biến hành động của thị trường để quyết định gia tăng lại tỷ trọng hay giảm tỷ trọng nắm giữ tiếp. Điều này cũng một phần làm thanh khoản thị trường kém sôi động. Giai đoạn hiện tại tôi đánh giá nhu cầu sử dụng margin ở mức vừa phải và nguồn hiện tại vẫn dư thừa.
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Kết quả kinh doanh xuất hiện vẫn có những điểm tích cực nhưng có vẻ thị trường vẫn chờ đợi những thông tin tốt hơn nữa để có thể thu hút dòng tiền vào và bứt phá. Hiện tại cho thấy trên thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân giao dịch là chính, trong khi dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài quan sát và chờ đợi cơ hội rõ rệt hơn để tham gia thị trường. Chỉ số VN-index đi ngang theo biên độ hẹp dần và thanh khoản không tăng khi có thông tin kết quả kinh doanh quý 3 hỗ trợ cho thấy nhu cầu sử dụng margin lúc này cũng không cao và việc trading ngắn càng thêm khó khăn.
Vùng tích lũy quay mốc đỉnh cũ vận động ngày càng hẹp và biên độ giao đông ngắn hơn. Diễn biến sideway tích lũy chặt chẽ và đang chuẩn bị cho cơ hội đột phá đỉnh mới. Tôi cho rằng diễn biến này có lẽ sẽ diễn ra có thể chỉ trong tuần sau hoặc chậm nhất là tuần cuối cùng của tháng 10.
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Giai đoạn này là lúc mà các nhà đầu tư có thể vẫn cần và sử dụng margin nhưng vẫn phải nhắc lại về việc kiểm soát số lượng cổ phiếu nắm giữ và chú ý chọn lọc cổ phiếu. Nếu cơ hội chưa chắc chắn, diễn biến giá khả quan, thanh khoản cổ phiếu cao và phong cách giao dịch nhanh thì sử dụng margin sẽ mang lại hiệu quả tuy nhiên với các nhà đầu tư theo trường phái giá trị có lẽ họ sẽ ít sử dụng hơn.
Khối ngoại bất ngờ quay lại bán ròng mạnh trong tuần qua chấm dứt 4 tuần trước đó giao dịch cân bằng thậm chí có tuần mua ròng khá tốt. Dường như hiệu ứng tỷ giá đã nhạt dần, hay khối ngoại cũng muốn chốt lời quanh vùng đỉnh 1300 điểm?
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Khối ngoại quay lại đà bán ròng có thể đến từ sự tăng dốc của tỷ giá trong thời gian gần đây. Có một vài yếu tố được cho là nguyên nhân như chỉ số DXY tăng trở lại, nhu cầu ngoại tệ USD tăng đột biến, lượng lớn đồng USD chảy ra khỏi hệ thống… Nhìn chung, dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán tương đối nhạy so với sự biến động của tỷ giá, và vấn đề trên cũng nên quan sát trong thời điểm này khi hoạt động bán ròng của khối ngoại có thể ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch chung của thị trường, trong bối cảnh ít thông tin hỗ trợ.
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Tôi cho rằng với việc chỉ số VN-Index tiến gần mốc điểm 1300 trong bối cảnh thanh khoản không tăng cao và dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài quan sát thì khối ngoại quay lại bán ròng cũng không có gì khó hiểu.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Việc nước ngoài bán ròng trở lại khá mạnh trong tuần qua chịu tác động không nhỏ bởi yếu tố tỷ giá đang bật tăng trở lại cùng với các diễn biến địa chính trị đang ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Chỉ số USD Index đã tăng liên tục kể từ cuối tháng 9 đến nay và lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng. Và cũng trong tuần qua, SBV đã buộc phải can thiệp để giảm áp lực tỷ giá bằng việc phát hành tín phiếu với quy mô lên đến 12.300 tỷ đồng sau gần 2 tháng tạm ngưng.
Dòng vốn ngoại vẫn đang luân chuyển giữa các thị trường và tôi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang có góc nhìn thận trọng hơn khi đang có nhiều biến số trong tháng 10 như bầu cử Tổng thống Mỹ, mức độ cắt giảm lãi suất của Fed trong 2024, căng thẳng tại Trung Đông, tại bán đảo Triều Tiên,… và mặt bằng định giá của các tài sản rủi ro như chứng khoán đã giảm bớt tính hấp dẫn.
Trong vòng 1-2 tuần qua, tôi nhận thấy thị trường có một vài cơ hội để lực cầu có thể tham gia giúp hoàn thành mẫu hình, nhưng vẫn chưa thấy được điều đó. Nếu lực cầu vẫn không có chuyển biến tích cực hơn trong tuần này, tôi nghĩ cần có sự thận trọng ở đây.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Sau thời gian dài giao dịch ở Việt Nam khối ngoại cũng có những sự thay đổi chiến lược để thích ứng hơn với thị trường chúng ta. Khi gặp những vùng kháng cự mạnh có lợi nhuận ổn việc họ chốt lời là điều dễ hiểu. Việc FED giảm lãi suất thì cũng cần thời gian để khối ngoại luân chuyển dòng vốn.
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Khu vực đỉnh cũ hoặc diễn biến tăng giá nhanh của cổ phiếu ngân hàng chẳng hạn có thể khiến áp lực bán hoặc việc chốt lời gia tăng. Việc giảm tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ của nhà đầu tư ngoại cũng là điều có thể giải thích và phù hợp hoàn cảnh.
Khá nhiều cổ phiếu đã xuất hiện kết quả kinh doanh nhưng giá không tiến triển rõ rệt, thậm chí là giảm tuần qua. Nhà đầu tư nên hành động như thế nào trong tình huống này?
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Việc kết quả kinh doanh ra nhưng giá không tiến triển hoặc không đi theo diễn biến của kết quả kinh doanh là điều thường thấy trên thị trường. Điều này được giải thích bởi câu: thông tin đã phản ánh vào giá. Về hành động của nhà đầu tư thì theo tôi thấy tùy vào diễn biến của cổ phiếu và kết quả kinh doanh mà có những hành xử khác nhau. Tôi có một số ví dụ: Giá cổ phiếu tăng mạnh trước khi ra kết quả kinh doanh lên tới vùng kháng cự mạnh kèm theo số liệu báo cáo tốt ra mà giá không tăng được thì nên cân nhắc chốt lợi nhuận; Cổ phiếu giảm mạnh về hỗ trợ mạnh ra kết quả kinh doanh xấu nhưng cổ phiếu không giảm nữa thì nhà đầu tư có thể canh mua thêm hoặc giữ cổ phiếu canh bán ở giá tốt khi có nhịp nảy hồi,…
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Theo tôi nhà đầu tư có thể cân nhắc hạ tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục trading ngắn hạn, T+, và giữ nguyên phần còn lại. Số liệu kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng của thị trường có thể khiến cho một vài cổ phiếu rung lắc, điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên, về tổng thể chưa có thông tin nào tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thị trường, do đó nhà đầu tư vẫn nên tiếp tục nắm giữ danh mục trung và dài hạn để duy trì vị thế.
Với tình hình hiện tại nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng vay margin và chờ đợi cơ hội ở vùng giải ngân tốt hơn. Về dài hạn việc lựa chọn cổ phiếu trong giai đoạn này nắm giữ sẽ hiệu quả hơn khi thị trường bắt đầu xuất hiện những thông tin hỗ trợ tích cực hơn về cuối năm và đầu năm sau.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Đối với các cổ phiếu đã ra kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực nhưng hành động giá lại thể hiện sự ngược lại thì nhà đầu tư cần chú ý theo dõi sát tín hiệu kỹ thuật. Nếu chỉ là các phiên giảm nhẹ nhàng với áp lực bán yếu thì khả năng chỉ là nhịp điều chỉnh thông thường trước khi tiếp tục xu hướng tăng để phản ánh số liệu lợi nhuận. Trong trường hợp nếu xuất hiện các phiên giảm mạnh với áp lực bán lớn thì có khả năng giá đã phản ánh thông tin đó, khi đó cổ phiếu có thể trải qua nhịp chỉnh khá. Nhà đầu tư cần theo dõi tín hiệu liệu cổ phiếu còn giữ được xu hướng tăng và đánh giá triển vọng quý tiếp theo trước khi cân nhắc tham gia.
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Các cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan có thể diễn biến giá tốt trong một số giai đoạn hoặc có thể không biến động nhiều, điều này không chỉ đến từ việc đánh giá triển vọng của doanh nghiệp mà còn phản ánh tâm lý nhà đầu tư khi giao dịch giai đoạn hiện nay. Nếu diễn biến tích lũy càng lâu với khả năng dự báo việc vượt đỉnh càng cao thì việc kiên trì đợi chờ sẽ lại càng cần thiết. Giai đoạn này nếu nắm đúng cổ phiếu có thể có mức sinh lời tốt nhưng nếu không như nhiều cổ phiếu không diễn biến thuận lợi thì nhà đầu tư vẫn tiếp tục nắm giữ cho dù có thể chưa mua thêm và đợi cơ hội giải ngân thêm một khi diễn biến thị trường tốt hơn hoặc diễn biến tăng giá trở lại trong giai đoạn cuối tháng.
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Quý 3 thường là mùa thấp điểm của kỳ báo cáo lợi nhuận nên thị trường đã không phản ứng quá tích cực với thông tin kết quả kinh doanh quý. Ngoài ra, dòng tiền lớn hiện đang ở ngoài quan sát càng làm cho thanh khoản thị trường không cao. Với tình hình hiện tại nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng vay margin và chờ đợi cơ hội ở vùng giải ngân tốt hơn. Về dài hạn việc lựa chọn cổ phiếu trong giai đoạn này nắm giữ sẽ hiệu quả hơn khi thị trường bắt đầu xuất hiện những thông tin hỗ trợ tích cực hơn về cuối năm và đầu năm sau.
Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề "Xúc tiến xuất khẩu xanh" ngày 4.12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế.
Những chính sách quan trọng như Thỏa thuận xanh châu Âu (European Green Deal); Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 đang ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới. Các chính sách này không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, yêu cầu các nước xuất khẩu phải thay đổi phương thức sản xuất và cách tiếp cận để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao.
Việt Nam với tiềm năng và lợi thế sẵn có, đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững, đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là vấn đề sống còn với nền kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định.
Tuy vậy, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn Báo cáo của Global Green Economy Index cập nhật năm 2024 cho thấy Việt Nam đứng thứ 79 trên 160 quốc gia về chỉ số kinh tế xanh. Theo vị chuyên gia này, quy mô kinh tế xanh của nước ta hiện chỉ chiếm 2%, kinh tế nâu vẫn chiếm 98%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam đạt 12 - 13%, nhưng mức độ cải thiện vị thế, cơ sở hạ tầng xanh còn thấp so với thế giới. Đây là thách thức lớn trong việc duy trì thương mại, đầu tư trong thời gian tới.
Theo chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Nguyễn Bá Hùng, lượng phát thải của Việt Nam có xu hướng tăng trong 2 thập kỷ qua, điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Tuy nhiên, GDP tăng trưởng cao thì đổi lại lượng phát thải trên đơn vị GDP cũng nhiều hơn, trong khi các nước trong khu vực đang có chiều hướng đi xuống. Nếu không nhanh chóng cải thiện thực trạng này, sẽ kéo giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Ưu tiên huy động nguồn tài chính xanh
Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta dự kiến cán mốc gần 800 tỷ USD vào cuối năm 2024, trong đó xuất khẩu ước đạt 380 - 390 tỷ USD. Mục tiêu xuất nhập khẩu cán mốc gần 1.000 tỷ USD vào năm 2025 sẽ không còn xa; điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng tốc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn thích ứng với các quy định của các quốc gia nhập khẩu.
Nhấn mạnh những yêu cầu về tiêu chuẩn xanh là bắt buộc và doanh nghiệp phải tuân thủ khi tham gia vào thị trường, nhất là thị trường EU, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu về những yêu cầu, quy định của EU. Bên cạnh đó, cần ưu tiên huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; đặc biệt tăng cường năng lực, nâng cao khả năng về hấp thụ tài chính xanh, sử dụng các công nghệ xanh để đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế tuần hoàn. Hiện, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã và đang tổ chức các buổi tập huấn kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp phát thải lớn.
Liên quan đến tài chính xanh, tư vấn cho doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Bá Hùng, doanh nghiệp có thể tiếp cận tài chính xanh từ các tổ chức trong nước và quốc tế hoặc thông qua phát hành trái phiếu.
Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú khuyến nghị, doanh nghiệp cần định vị trong ngắn hạn và trung hạn xuất khẩu vào thị trường nào. Nếu xuất khẩu vào EU thì buộc phải chuẩn bị để từ năm 2026 đến 2028 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh, chống phá rừng... Còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc đang dần xây dựng tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững, do đó doanh nghiệp cần có kế hoạch, chuẩn bị dài hơi.
"Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát điều chỉnh bổ sung hoàn thiện chính sách, cơ chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình xanh hóa. Với các sản phẩm nhập khẩu của những nước khác cũng phải tuân thủ yêu cầu xanh về phát triển bền vững...", ông Phú thông tin thêm.
Trong lộ trình xanh hóa, cộng đồng quốc tế cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam. Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Andri Meier thông tin, nước này đang chuẩn bị cho khuôn khổ hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028; chương trình này sẽ được triển khai vào cuối năm 2025. Mục tiêu chính của sự hợp tác phát triển này để hỗ trợ Việt Nam trong một lộ trình hướng tới nền kinh tế thu nhập cao, có năng lực chống chịu tốt hơn.