Cảnh giác lừa đảo bằng cách tuyển dụng duyệt đơn Shopee. Các chiêu trò lừa đảo lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Những ví dụ về lời mời chào công việc làm tại nhà với mức lương cao đã trở nên phổ biến. Đó là trò lừa đội mác công việc đánh máy, chốt đơn tại nhà… có thể làm trong thời gian rảnh và được hưởng những mức lương “trên trời”.
Tìm trọ trên mạng mà cũng bị … lừa tiền
Theo phản ánh của N.Q.Đại - sinh viên năm nhất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cậu đã từng trải nghiệm quá trình đội lốt cho thuê nhà trọ để tuyển cộng tác viên chốt đơn Shopee.
Vào đợt đầu năm học, Đại đã chủ động tìm kiếm nhà trọ trên các trang hội nhóm Facebook. Một đối tượng tiếp cận cậu và nhiều sinh viên khác bằng thông tin về khu nhà trọ giá rẻ đầy đủ tiện ích.
Khi thu hút được sự chú ý, đối tượng thay vì cho thuê phòng ở lại giới thiệu công việc cộng tác viên chốt đơn ảo. Chúng bày sự cám dỗ cho các nạn nhân về mức lương khủng, thời gian làm việc linh hoạt, có thể làm mọi lúc mọi nơi.
Các đối tượng thường đánh vào tâm lý khao khát kiếm tiền phụ đỡ bố mẹ, có tiền sinh hoạt phí cải thiện cuộc sống. Những mong ước chân chính bị lợi dụng để các nạn nhân sa vào mất trắng hoặc nợ nần.
Quay trở lại trường hợp của Đại, có thể thấy kẻ lừa đảo thường chọn các thời điểm nóng (sau khi có điểm thi đại học, những đợt tìm trọ tăng cao,...) để đăng bài trên các hội nhóm. Giá phòng rẻ đến bất ngờ. Ảnh và các thông tin liên quan thường không đáng tin cậy hoặc lấy từ người khác.
Thủ đoạn lừa đảo đa dạng không chỉ dừng ở nhà trọ, cần lưu ý rằng chúng còn bày ra các cách khác như bán combo du lịch giá rẻ, “chủ động nhắn tin để nhận tư vấn miễn phí về các vấn đề bạn gặp phải”... để người đọc tự chủ động tìm đến.
Cách phòng tránh lừa đảo tuyển dụng
Để phòng tránh lừa đảo tuyển dụng nói chung và lừa đảo duyệt đơn Shopee nói riêng thì trang bị kiến thức là cực kỳ quan trọng. StudentJob xin liệt kê những cách mà bạn có thể phòng tránh lừa đảo tuyển dụng bằng cách chú ý về những dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng như sau:
Xác thực thông tin của người tuyển dụng
Đối với các công việc được lan tràn khắp trên mạng, bạn không nên dễ dàng tin tưởng bất cứ ai tự xưng là nhân viên. Đề cao cảnh giác, thận trọng, vì cách tiếp cận nạn nhân của kẻ lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi.
Bạn có thể chủ động yêu cầu và tìm hiểu thêm về độ uy tín. Đừng ngại trong việc hỏi rõ về email nhận việc, trang web chính thức, môi trường làm việc, địa chỉ công ty. Các công ty thường cung cấp minh bạch, chi tiết yêu cầu ứng viên tuyển dụng. Đặc biệt, công ty lớn và uy tín thường phỏng vấn kỹ càng hoặc ứng viên phải trải qua nhiều vòng loại, cho dù đó là vị trí Cộng tác viên online, thực tập sinh.
Nếu thông tin không phù hợp hoặc câu trả lời có sự mập mờ, không rõ ràng, bạn cần ngừng lại, không nên đưa bất cứ thông tin cá nhân nào cho "nhà tuyển dụng".
CTV kiểm duyệt đơn hàng trên Tiki là gì, có phải lừa đảo?
Viết bởi admin droppii - 15/05/2024
Bạn đã từng mua hàng trên Tiki và tự hỏi đơn hàng của mình sẽ được kiểm duyệt bởi ai? Hoặc bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc part-time và nghe nói về công việc CTV kiểm duyệt đơn hàng trên Tiki? Trong bài viết này, Droppii sẽ chia sẻ đến bạn công việc CTV kiểm duyệt đơn hàng Tiki và thu nhập kiếm được từ công việc này có cao không nhé!
Không chọn các công việc yêu cầu ứng viên đặt cọc và nạp tiền
Không chấp nhận các khoản tiền phi lý như chi phí đăng ký, chi phí môi giới hay phí “đặt cọc” vị trí mà không có sự cam kết chắc chắn về vấn đề hoàn trả. Ngừng giao dịch, cắt liên lạc khi thấy những dấu hiệu lừa đảo, không “cố đấm ăn xôi” trao tiền chỉ để “thử xem sao”.
Sự thật đáng buồn rằng hiện nay, công việc lừa đảo đã và đang xen lẫn, khó phân biệt với những việc làm chính thống. Chúng dễ dàng lôi kéo nạn nhân nhẹ dạ cả tin bằng cái mác “việc nhẹ lương cao”, “làm tại nhà”. Rất nhiều người đã dính bẫy và phổ biến nhất là lừa đảo tuyển dụng CTV duyệt đơn Shopee - một loại bẫy đã được cảnh báo khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Khi có người vẫn nhẹ dạ thì kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục tạo ra các thủ đoạn ngày càng đa dạng, chuyên nghiệp. Chúng vi phạm quyền lợi người lao động, chiếm đoạt tài sản và trở thành một vấn nạn nhức nhối, khó loại bỏ của xã hội.
Người dân có thể nhận diện thủ đoạn lừa đảo này dựa trên một số dấu hiệu và trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh như sau:
1. Đối tượng yêu cầu tạm ứng tiền.
2. Đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
3. Trang thanh toán không có biểu tượng bảo mật như khóa SSL hay "https://" trước URL, là dấu hiệu của một trang web giả.
4. Quảng cáo công việc quá hấp dẫn và dễ dàng.
5. Thiếu thông tin công ty hoặc không có thông tin liên hệ.
6. Thiếu hợp đồng hoặc thỏa thuận không rõ ràng.
1. Không tham gia vào những chương trình yêu cầu ứng trước tiền.
2. Không chia sẻ thông tin nhạy cảm của bạn với bất kỳ ai mà bạn không tin tưởng hoặc không biết rõ.
3. Kiểm tra thông tin về công ty hoặc người tuyển dụng.
4. Khi tham gia chương trình tuyển công tác viên, cần đọc kỹ yêu cầu, hợp đồng và các thỏa thuận liên quan.
5. Kiểm tra về những đánh giá và phản hồi tiêu cực.
Nếu có nghi ngờ, hãy tìm kiếm sự tư vấn chuyên gia: Nếu bạn không chắc chắn về một sàn giao dịch hoặc công ty, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc luật sư để đảm bảo rằng bạn đưa ra quyết định thông minh và an toàn.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cảnh giác nên tìm hiểu kĩ về các thông tin an toàn thông tin mạng để tránh những rủi ro và mất mát không đáng có.
Nhanh chóng trở thành Cộng tác viên
Ứng viên nhận được JD công việc sơ sài, gần như không có gì, phần lớn nhấn mạnh vào “việc nhẹ lương cao”. Theo các “nhà tuyển dụng”, họ không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp, giới tính, không bắt buộc về thời gian làm việc. Công việc đơn giản và chỉ với vài bước nhanh gọn, tiện lợi, hầu như ai ở bất cứ ngành nghề nào cũng có thể làm được.
Thay vì tổ chức buổi phỏng vấn, gặp mặt chuyên nghiệp nhằm trao đổi trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, các cá nhân chỉ cần làm vài bước theo hướng dẫn là có thể thực hiện ngay nhiệm vụ online mà không cần bất cứ cuộc gặp gỡ nào.
Hậu quả mà lừa đảo CTV duyệt đơn Shopee để lại
Đầu tiên, doanh nghiệp bị giả mạo đối diện với nguy cơ mất uy tín, bị hiểu lầm là chủ mưu hoặc tiếp tay cho lừa đảo. Hình ảnh thương hiệu bị đánh cắp gây tổn hại danh tiếng nhiều năm xây dựng. Chính Shopee cũng tự mình lên tiếng đính chính công ty không hề tuyển cộng tác viên tại nhà hay bất cứ công việc online có mức lương cao bất thường nào.
Về phía người bị hại, vô số nạn nhân đành bất lực, ngậm ngùi mất trắng. Nhiều người lên tiếng kêu cứu hoặc trình báo cơ quan công an vào cuộc. Tuy nhiên, rất ít trong số họ có thể nhận lại được tài sản sau khi đã trải qua nhiều bước điều tra phức tạp. Nạn nhân ngậm ngùi rơi vào tình cảnh việc không có chỉ thấy bao nhiêu là hậu quả gây rắc rối về sau. Các đối tượng sử dụng thông tin cá nhân của ứng viên vào những mục đích xấu như đem rao bán lan tràn trên mạng, xâm phạm quyền riêng tư, các rủi ro không đáng có…
Nạn nhân mất một khoản tiền lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng đó có thể lấy từ vốn tích cóp nhiều năm, vay bạn bè, người thân, thậm chí là xã hội đen để lại hậu quả khó lường. Một số trường hợp, kẻ lừa đảo yêu cầu làm công việc dưới dạng đa cấp. Nạn nhân nhiệt tình giới thiệu với bạn bè, người thân. Dù xuất phát từ ý tốt nhưng kết cục lại gây mất lòng tin, uy tín bản thân.
Sau cùng, thứ "ích lợi" duy nhất mà kẻ lừa đảo đã để lại cho nạn nhân là một bài học đắt giá về sự cảnh giác đối với những việc làm "việc nhẹ lương cao" lan tràn trên mạng.