Nguyễn Thanh Lâm Vtv Quê Ở Đâu

Nguyễn Thanh Lâm Vtv Quê Ở Đâu

Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ

Nguồn : "Die Verfolgte", Taz, 06/08/2023

https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/ !5952435/

Hòa Thượng Thích Thanh Từ, quyết tâm khôi phục Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), với tuyên bố nhập thất vô hạn định của Thiền Sư Hòa thượng Thích Thanh Từ, một lời nhất ngôn cửu đỉnh: “ Thệ không xuất thất, nếu đạo không minh.” Thế là khép đôi cánh cửa sài, toàn thể môn nhân một lòng mong đợi, quy ngưỡng lên non.

Tháng 7 năm 1968, Thiền sư đã liễu đạt lý sắc không, thấu suốt Bát Nhã thật tướng. Trông qua Tạng kinh từ con mắt Bát – Nhã, đã được khai thông lời Phật, ý Tổ. Thâm ý nhà Thiền trong Giáo lý Ðại thừa, đã được Thầy Thích Thanh Từ khám phá từ công phu Thiền Định của Thầy.

Đúng ngày mùng 8 tháng 12 năm 1968, Thiền Sư – Thích Thanh Từ tuyên bố xuất thất, giữa bao niềm hân hoan của hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trên toàn Quốc. Nước cam lộ từ đây rưới khắp, suối từ bi trong vắt độ phàm nhân. Thất Pháp Lạc, xứng đáng là một linh hồn của Dòng Thiền Chân Không. Đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, chính tại nơi đây, một bước ngoặc lớn, trong cuộc đời Tu hành của một vị Thiền Sư. Hoài bão Tu Thiền của Thầy, đã thai nghén bao năm trong đơn độc và thầm lặng, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để Phật Giáo – Việt Nam sau này, vinh dự đón nhận một ngôi sao sáng, trang lịch sử, Thiền sử Việt Nam khai mở, huy hoàng rực rỡ nhất vào cuối thế kỷ 20.

Tôi là kẻ nợ của Tăng – Ni và Phật tử, Thiền sư nói, ai biết đòi thì tôi trả trước, còn ai chưa biết đòi thì tôi sẽ trả sau. Cả cuộc đời Thầy, đã dốc hết sức mình để tìm ra chính Pháp, đặc biệt, là Thầy đã làm hồi sinh lại Dòng Thiền Tông đã bị mai một, từ Cổ Triều – Phật Hoàng – Trần Nhân Tông. Tạo điều kiện cho Tu Hành tinh tiến cho các Tăng Ni, thì Phật Pháp mới ngày càng lớn mạnh được. Niềm vui của Thầy, là hàng ngày thấy Tăng – Ni Tu hành tiến bộ, Hòa Thượng nói: Thầy gửi gắm hoài bão của Thầy, vào hết sự Tu tập nỗ lực của các con. Tăng – Ni Tu có niềm vui việc lớn được sáng, đó là biết thương, tưởng nhớ đến ta, bằng ngược lại thì Thầy thật là chưa đủ phúc, để được vui trước khi ta về với Phật. Bởi vì Thiền Tông – Việt Nam, là nguyện vọng khôi phục của Thầy, đặc biệt, là khôi phục Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, từ Cổ Triều – Phật Hoàng – Trần Nhân Tông, tâm nguyện của ta vẫn chưa được thành tựu.

Quá trình Tu học Phật Pháp của Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Trong hai năm 1949 và 1950, Hòa thượng Thích Thanh Từ, đã đến Phật học đường Phật Quang, tại Chùa Phật Quang, để theo học lớp Sơ đẳng năm thứ 3. Đến năm 1951, Thầy bắt đầu học lên lớp Trung đẳng. Cũng trong năm 1951, đã xảy ra binh biến tại Chùa Phật Quang, Sư Tổ Thiện Hoa đã phải sơ tán tất cả các Tăng chúng đến Chùa Phước Hậu, Thầy Thích Thanh Từ cũng đi cùng tất cả các chúng Tăng trong đợt đó, và chính tại Chùa Phước Hậu, Thầy Thích Thanh Từ đã được thụ giới Sa Di, do đàn đầu là Hòa Thượng Tổ Khánh Anh.

Tới năm 1953, Thầy Thích Thanh Từ, theo Bản Sư là Tổ Thiện Hoa đến Sài Gòn, để tiếp tục theo học lớp Trung đẳng, ở Phật học đường Nam Việt tại Chùa Ấn Quang. Tại đây, Thầy tiếp tục được thụ giới Cụ Túc, do đàn đầu là Hòa Thượng Tổ Huệ Quang. Thầy Thích Thanh Từ, đã theo học Cao đẳng Phật học, từ năm 1954 đến năm 1959, tại Phật học đường Nam Việt. Các Thầy ra trường cùng đồng khóa với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, như quý Thầy Từ Thông, Thầy Huyền Vi và quý Thầy Thiền Định…

Trải qua lớp Sơ đẳng, lớp Trung đẳng, và Cao đẳng Phật học, sau gần 10 năm, đoạn đường Tăng sinh của Thầy Thích Thanh Từ, kể như là đã hoàn tất. Thầy bắt đầu bước sang thời kỳ giáo hóa và giảng đạo. Thầy Thích Thanh Từ là một vị Giảng Sư, rất có uy tín lúc bấy giờ, trong Giảng Sư đoàn của ban Hoằng Pháp, và được đông đảo Phật tử xa gần kính trọng và quý mến.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ hiện tại còn sống không? Bị bệnh gì?

Đại hội Đại biểu Phật Giáo toàn Quốc, Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam lần thứ 8, đã suy tôn Đại Lão – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chính thức giữ ngôi vị Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng minh Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam. Đại hội được tổ chức vào tháng 11 năm 2017.

Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, hiện tại vẫn còn sống, nhưng vì tuổi của Sư Cụ khá cao, nên sức khỏe Cụ có phần rất yếu, vì do bệnh tuổi già. Cả một đời Cụ đã chu du trên toàn thế giới, để truyền bá tư tưởng Phật Pháp, và thành lập vô số những Thiền Viện, để làm nơi giảng dạy, những phương pháp Tu hành cho các Tăng – Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Tổng số Phật tử đã phát tâm quy y với Hòa Thượng là, 84.860 người, trong số đó có 9.600 người ngoại Quốc và 175.260 người trong nước.

Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức

Chính phủ Đức đã cảnh báo nhà cầm quyền Việt Nam về hậu quả ngoại giao nghiêm trọng nếu Hà Nội lại thực hiện việc bắt cóc công dân của mình lần thứ hai trong lãnh thổ của Đức, theo nhà báo tự do Hiếu Bá Linh từ thủ đô Berlin.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người có tiếng tăm trên trường quốc tế

Chính phủ Đức có phản ứng như trên sau khi không chấp nhận đề nghị của Chính phủ Việt Nam về việc dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), người có nhiều thông tin cho thấy là đã tới Đức sinh sống trong thời gian gần đây.

Ông Hiếu Bá Linh dẫn nguồn tin từ tờ nhật báo Taz, một trong những tờ báo lớn của Đức, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 08/8 :

"Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp có thể xảy ra tiếp theo sau khi đơn xin dẫn độ bị từ chối.

Tờ Taz có dẫn nguyên văn lời của Bộ Ngoại giao: 'Chính phủ Liên bang Đức sẽ không dung thứ cho bất kỳ can thiệp của quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức'".

Trong bài báo dài ba trang ngày 07/8, tờ Taz cho biết bà Nhàn là người có tiếng tăm trên trường quốc tế. Một học viện của Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự còn Chính phủ Nhật đã trao tặng cho bà Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật, vào năm 2018. Bà cũng được cho là có quan hệ mật thiết với Israel.

Người phụ nữ 54 tuổi này đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ mua vũ khí từ nhiều quốc gia cho Quân đội Việt Nam, bên cạnh các hoạt động xuất khẩu lao động và dự án xây dựng trong nước của AIC.

Từ một người được cho là doanh nhân xuất sắc của Việt Nam, được trao tặng nhiều danh hiệu đình đám như Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Sao đỏ, Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất... bà Nhàn đột nhiên bị xem là tội phạm.

Cơ quan công an truy nã đặc biệt đối với bà Nhàn, sau đó Tòa án nhân dân Hà Nội xét xử vắng mặt, tuyên bà bản án 30 năm tù về tội danh "đưa hối lộ" và "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Bà và bảy nhân viên dưới quyền đã trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố bị can. Theo Taz, bà đã sang Đức được vài tháng và hiện đang sống tại một thành phố lớn.

Ông Hiếu Bá Linh, người từng làm trưởng ban phát thanh tiếng Việt của Radio Multikulti- đài phát thanh đa ngôn ngữ của bang Berlin trong 14 năm, cho biết có nhiều thông tin chứng minh bà Nhàn đang sống ở Đức cũng như mong muốn của Hà Nội trong việc đưa bà về để chịu tội.

"Mặc dù Bộ Ngoại giao và các cơ quan an ninh (Đức- PV) đều không trả lời trực tiếp những câu hỏi của tờ báo Taz (về thông tin bà Nhàn đang sống ở Đức- PV) với lý do là vì trên nguyên tắc dữ liệu cá nhân không được phép đưa ra ngoài. Tuy nhiên theo điều tra của phóng viên tờ Taz thì một số cơ quan ở Đức đang bận rộn với vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Cụ thể là Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác bỏ đơn này. Sở Tư pháp Liên bang Đức đã xác nhận có đơn xin dẫn độ bà Nhàn từ phía Việt Nam.

Họ có nói rõ nguyên nhân là kể từ khi mà vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào năm 2017, tất cả những đơn xin dẫn độ về Việt Nam đều bị từ chối".

Phóng viên RFA gửi email cho Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Đức để đề nghị họ bình luận về các thông tin của tờ báo Taz về trường hợp bà Nhàn, tuy nhiên chưa lập tức nhận được câu trả lời.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa phản hồi email của phóng viên hỏi về các thông tin của tờ báo Đức, liên quan đến bà Nhàn.

Taz - một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí, cho biết thêm cơ quan an ninh của Đức đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về việc bà này đang bị cơ quan mật vụ Việt Nam truy tìm, ông Hiếu Bá Linh nói.

Trường hợp bà Nhàn có nhiều điểm tương đồng với cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc bởi an ninh Việt Nam ngay giữa trung tâm Berlin năm 2017 sau khi Chính phủ Đức từ chối đề nghị dẫn độ.

Về nguy cơ bà Nhàn bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, ông Hiếu Bá Linh nhận định :

"Không thể nào loại trừ khả năng bà Nhàn bị bắt cóc, mặc dù sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam đã bị một thảm họa ngoại giao tức họ bị Đức trừng phạt ngoại giao ít nhất một năm và sau đó mới bình thường lại.

Nguy cơ đó là có thật vì thứ nhất theo những thông tin của Taz thì cơ quan mật vụ của Việt Nam biết bà Nhàn đang ở Đức. Thứ hai là cường độ truy tìm bà Nhàn rất gắt gao".

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ biên của trang tin Thoibao.de có trụ sở ở Berlin, cho RFA biết sau khi tờ báo trực tuyến bằng tiếng Việt của ông đưa tin về việc bà Nhàn đang sống ở Đức, nhiều tai mắt của Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin tích cực tìm kiếm thông tin về nữ doanh nhân này.

Ông Lê Trung Khoa đánh giá về nguy cơ bà Nhàn bị bắt cóc là rất lớn. Ông nói :

"Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đầu mối rất quan trọng đặc biệt cho những vụ án lớn ở Việt Nam và những vụ buôn bán vũ khí có liên quan đến quan chức cấp cao hàng đầu Việt Nam cho nên Việt Nam sẽ bằng mọi cách để đưa vào Nhàn về Việt Nam. Tầm quan trọng của bà ấy gấp nhiều lần ông Trịnh Xuân Thanh trước đây".

Sau khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người chuẩn bị ra tòa án di trú Đức xem xét về đơn xin tị nạn chính trị, Đức đã trục xuất hai nhân viên ngoại giao của Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin. Quan hệ đối tác chiến lược của hai quốc gia cũng bị đóng băng và mới được hâm nóng gần đây.

Tuy nhiên, một vụ bắt cóc thứ hai, ở đây là trường hợp bà Nhàn, sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn, theo nhà báo kỳ cựu Hiếu Bá Linh.

"Nếu xảy ra một vụ bắt cóc lần thứ hai ở nước Đức, hậu quả nó sẽ lớn hơn nhiều so với hậu quả về ngoại giao mà sáu năm trước đây, sau khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nước Đức đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam cam kết không bao giờ tái diễn tình trạng này.

Lần trước có một cân nhắc là nước Đức sẽ trục xuất ông Đại sứ của Việt Nam chứ không chỉ hai nhân viên ngoại giao. Lần này nếu xảy ra bắt cóc, ví dụ bắt cóc bà Nhàn, chắc chắn Đức sẽ trục xuất Đại sứ Việt Nam tại Đức. Song song đó, quan hệ ngoại giao hai nước sẽ bị đóng băng lại".

Dẫn nguồn tin từ công an và các cơ quan tố tụng Việt Nam, báo chí nhà nước viết rằng bà Nhàn bị truy tìm và kết án vắng mặt vì các phi vụ đấu thầu mờ ám trong nhiều dự án lớn ở nhiều địa phương, trong đó có Quảng Ninh - nơi ông Phạm Minh Chính làm Bí thư tỉnh ủy thời gian đó.

Tuy nhiên, truyền thông Israel được tờ báo của Đức dẫn lời cho rằng đằng sau lệnh bắt giữ bà Nhàn là cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc mua vũ khí, vì bà Nhàn là người môi giới các thương vụ vũ khí quan trọng giữa Việt Nam và Israel.

Israel đã và đang là một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, với nhiều loại vũ khí đắt tiền như máy bay không người lái (drone), hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa.

Bình luận về liên quan giữa bà Nhàn với quân đội Việt Nam và sự bảo vệ chu đáo của chính quyền Đức, nhà báo Hiếu Bá Linh nói :

"Các cơ quan an ninh của Đức có thể nói là - hiện nay không chỉ cảnh báo bà Nhàn không thôi, mà còn có những biện pháp bảo vệ bà Nhàn. Từ đó có những phỏng đoán hoạt động của bà Nhàn dính dáng đến tình báo, có nắm được những bí mật của phía Việt Nam, thành thử ra họ muốn bảo vệ bà Nhàn để khai thác những tin tức đó".

Ông cho rằng mật vụ của Việt Nam không còn được tự do hoạt động ở Đức sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vì cơ quan an ninh và cảnh sát Đức đã không còn chủ quan với mối hiểm họa đến từ quốc gia độc đảng ở Đông Nam Á.

Thêm nữa, Đức đã hủy bỏ Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Hà Nội, khiến mật vụ Việt Nam không còn tự do sử dụng hộ chiếu ngoại giao để nhập cảnh vào Đức.

Tuy nhiên, nhà báo Lê Trung Khoa cho rằng lực lượng mật vụ mà Việt Nam cài cắm ở Đức và các quốc gia thuộc khối Liên Hiệp Châu Âu còn nhiều và khả năng gây mất an ninh của mạng lưới mật vụ Việt Nam vẫn còn lớn.

Việt Nam chặn trang web nhật báo TAZ của Đức

Hiếu Bá Linh, Thoibao.de, 08/08/2023

Trang taz.de không còn truy cập tại Việt Nam được. Có lẽ là vì tờ TAZ đưa tin bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nguy cơ bị bắt cóc tại Đức.

Ảnh chụp màn hình bài viết của tờ TAZ mà được dịch dưới đây

Cơ quan kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam tại Hà Nội đã chặn trang web nhật báo TAZ của Đức từ hôm thứ Ba 8-8-2023 (chính xác là từ ngày 7-8-2023). Ở Việt Nam, người ta chỉ có thể đọc trang báo TAZ nếu có phần mềm đặc biệt vượt tường lửa của cơ quan kiểm duyệt. Nếu không có, trên màn hình xuất hiện hàng chữ: "Không thể truy cập trang web" và "taz.de đã từ chối kết nối". Sau khi được lưu ý từ một độc giả ở Hà Nội đến việc chặn, tờ TAZ đã nhờ 3 độc giả khác ở đó kiểm tra, trong đó có chi nhánh Hà Nội của một công ty Đức. Tất cả đều có cùng một kết quả. Các trang web của đài ARD, đài ZDF, tờ Spiegel, tờ Focus, tờ Neues Deutschland và đài ntv đều có thể truy cập được, nhưng tờ TAZ thì không.

Việc chặn này dường như là có liên quan đến việc tờ TAZ đưa tin về bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Người tình lâu năm bị thất sủng của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã trốn sang Đức và hiện đang được các nhân viên an ninh ở đây bảo vệ vì lo ngại bà bị mật vụ Việt Nam bắt cóc. Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Đức. "Chính phủ liên bang không dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức", cơ quan này viết.

Bài báo của TAZ về vụ này đã được trang báo trực tuyến Thờibao.de có trụ sở tại Berlin và nhiều người Việt Nam dùng Facebook dẫn link, do đó độc giả ở Việt Nam cũng biết đến bài báo đó. Bản dịch tiếng Việt các phần của bài báo cũng có thể tìm thấy trên mạng.

Trong bảng xếp hạng tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam đứng thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia, chỉ trên Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Các trang truyền thông bằng tiếng Việt ở nước ngoài như Thoibao.de đã bị tường lửa ở Việt Nam chặn từ nhiều năm nay. Các phương tiện truyền thông quốc tế như BBC tiếng Việt của Anh hay Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (tiếng Việt) cũng bị chặn. Tuy nhiên, một điều mới lạ (trước đây chưa từng có) là cơ quan kiểm duyệt Việt Nam giờ đây lại chặn một phương tiện truyền thông tiếng Đức như tờ TAZ.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới báo động

Rất có thể không có phương tiện truyền thông bằng tiếng nước ngoài nào bị chặn ở Việt Nam, mà chỉ có phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt bị chặn. Ngay cả BBC cũng khác nhau : Chương trình tiếng Anh của BBC thì được tự do truy cập tại Việt Nam (không bị chặn), chương trình tiếng Việt của BBC thì không. Tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài Thoibao.de cho biết, mỗi lần đưa tin về vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thì trang web của báo đều bị ngăn trở bởi một số lượng lớn các cuộc tấn công gây rối.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm thứ Ba đã lên tiếng về một "diễn tiến đáng lo ngại". Giám đốc điều hành Christian Mihr cho biết : "Chúng tôi cực lực lên án việc kiểm duyệt taz.de tại Việt Nam và kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam ngay lập tức bỏ chặn để mọi người có thể truy cập trang báo này. Điều đáng chú ý là trang báo này bị chặn khi mới vừa công bố bài báo điều tra chỉ trích chính phủ Việt Nam".

Hai nữ Tổng biên tập nhật báo TAZ Barbara Junge và Ulrike Winkelmann tuyên bố hôm thứ Ba: "Giới lãnh đạo ở Hà Nội đang tiến hành đàn áp (báo chí) bên ngoài biên giới quốc gia của mình, kể cả ở Đức. Tờ TAZ với bài tường thuật (về bà Nhàn) vừa cho thấy điều nêu trên. Việc trang web của tờ TAZ không thể truy cập được nữa ở Hà Nội là một bằng chứng cho điều đó".

Nguyên tác : Zensur der Berichterstattung:Vietnam sperrt Website der taz, TAZ, 08/08/2023

Bà Nhàn AIC sẽ là một trường hợp của "mặc cả thú tội" (!?)

Các bài viết trong số phát hành hôm 7/8/2023 của trang Việt Nam Thời Báo cho biết, "bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng và sống tại một thành phố lớn tại đây.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người đang bị Bộ Công an Việt Nam truy nã, được cho là đang ở Đức. Sắp tới có thể bà sẽ về lại Hà Nội ở tình huống pháp lý là "mặc cả thú tội".

Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà Nhàn ở lại Đức. Đại sứ quán Việt Nam không trả lời các câu hỏi về việc này. Riêng Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì không liên lạc được".

Bài viết này thực hiện trên cơ sở giả định rằng nếu mai này bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trở về Hà Nội cho "mặc cả chính trị" nào đó của ghế quyền lực chóp bu ở Việt Nam, vậy thì cách nào để mọi chuyện tránh vết đổ Trịnh Xuân Thanh ?

"Mặc cả nhận tội" là một gợi ý cho Trưởng Ban cải cách tư pháp trung ương về vấn đề của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

"Mặc cả thú tội" (Plea bargains), còn được biết đến với các cách dịch khác nhau như : "thỏa thuận nhận tội", "thương lượng nhận tội", "đàm phán thú tội" và là một trong những nguyên tắc và cũng là thủ tục tố tụng nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Có đến 90% các vụ án hình sự ở Hoa Kỳ được giải quyết bằng "mặc cả thú tội", 8% các vụ án hình sự bị đình chỉ và chỉ có khoảng 2% là giải quyết bằng thủ tục xét xử đầy đủ, có bồi thẩm đoàn (Công bố vào ngày 11/6/2019 trên trang web chính thức của pewresearch.org).

Ở Việt Nam, cần nói rõ là pháp luật tố tụng hình sự từ trước đến nay chưa bao giờ ghi nhận chế định "mặc cả nhận tội – mặc cả thú tội". Điều này một phần xuất phát từ quan niệm truyền thống cho rằng trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý thuộc thẩm quyền quyết định của tòa án.

Do đó, bên buộc tội và bên gỡ tội không thể mặc cả, thỏa thuận với nhau về kết quả giải quyết vụ án.

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã xuất hiện quan điểm đổi mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tố tụng thể hiện qua quy định cho phép bị hại hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội trong những trường hợp nhất định.

Đây là một căn cứ để đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, chế định này xét về bản chất hoàn toàn khác mặc cả nhận tội. Đây là sự thỏa thuận giữa bị hại và người bị buộc tội (victim-offender mediation) trong khi đó mặc cả nhận tội do bên buộc tội (đại diện cho nhà nước) và bên bào chữa tiến hành.

Ngoài ra, công chúng, xã hội chắc chắn sẽ có những phản ứng đối với đề xuất bổ sung chế định "mặc cả nhận tội" vào pháp luật tố tụng hình sự.

Ở Việt Nam, ngay cả những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn còn nhận thức mang nặng tính trấn áp, trừng trị người phạm tội thì sự phản đối của công chúng đối với mặc cả nhận tội là điều rất có khả năng xảy ra.

Hơn nữa sự mất lòng tin của người dân vào tính liêm minh, chính trực, công bằng của hệ thống tư pháp hình sự cũng là nguyên nhân làm cho họ nghi ngờ về mục đích chính của chế định mặc cả nhận tội.

Trong một số cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở Việt Nam có nơi, có lúc hiện tượng tiêu cực vẫn còn xảy ra. Do đó, nếu ghi nhận "mặc cả nhận tội", giống như lịch sử của Hoa Kỳ đã từng trải qua, sẽ tạo thêm cơ hội cho những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, làm mất đi ý nghĩa thật sự của chế định này.

Đồng ý rằng không có mặc cả nhận tội thì vẫn giải quyết được phần lớn vụ án hình sự, nhưng có thêm một thủ tục "phi truyền thống" nhưng ít phức tạp, ít tốn kém mà vẫn hiệu quả, nhanh chóng thì vẫn tốt hơn.

Vấn đề cốt lõi là xác định thời điểm thích hợp để ghi nhận ; thiết kế quy định pháp luật hạn chế tối đa những nhược điểm và phát huy lợi ích của chế định "mặc cả nhận tội". Ở điểm này thì kinh nghiệm của các nước có truyền thống pháp luật, có mô hình tố tụng hình sự, có điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng sẽ là những bài học có giá trị cho Việt Nam.

Từ thời sự vụ sẽ thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng hổm rày với vai trò được nhắc nhiều nhất là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, một chính khách đang đồng thời giữ chức danh Trưởng Ban cải cách tư pháp trung ương, cho thấy rất có thể kịch bản "mặc cả nhận tội" sẽ sớm được đưa ra từ "thí điểm" cá nhân bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chẳng hạn.

Khi ấy chắc chắn sẽ dung hòa được lợi ích các nhóm quyền lực liên quan từ phía công an lẫn quân đội ; đặc biệt là cá nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính trong mối quan hệ chằng chịt giữa tình cảm và những áp phe vũ khí cho quân đội được cho là có vai trò quan trọng của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Thạc sĩ Võ Văn Tài, Phó Trưởng Khoa kiểm sát hình sự, trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận, "thỏa thuận nhận tội có điểm tích cực là làm cho quá trình giải quyết vụ án đơn giản hơn nhiều, không phải tốn nhiều công sức, chi phí của các cơ quan điều tra. Đồng thời mang đến một biện pháp nhân đạo, người chịu thỏa thuận nhận tội ít nhiều cũng đã ăn năn hối cải, thừa nhận tội và thể hiện sự chuyển hóa tâm lý của người phạm tội".

Bà Nhàn AIC – một ví dụ nữa về "mình phải như thế nào..."

Đồng Phụng Việt, RFA, 07/08/2023

TAZ – một nhật báo ở Đức – vừa có bài về lùm xùm quanh bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (54 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Tiến bộ Quốc tế AIC, thường được gọi tắt là AIC Group) và chính quyền Việt Nam (1 ).

TAZ – một nhật báo ở Đức – vừa có bài về lùm xùm quanh bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Theo bài báo, bà Nhàn – người vừa bị "truy nã đặc biệt", vừa bị tòa án Việt Nam xét xử vắng mặt rồi phạt 30 năm tù vì "đưa hối lộ" và "vi phạm các quy định về đấu thầu" – đang cư trú ở Đức (2).

TAZ cho biết, ngoài việc làm môi giới để đưa người Việt đi làm thuê ở ngoại quốc, cung cấp sản phẩm cho các dự án thông qua đấu thầu, bà Nhàn còn môi giới cho các dự án mua bán vũ khí giữa một số quốc gia và Việt Nam.

TAZ đã dựa vào nhiều nguồn khác nhau để giải thích chuyện bà Nhàn và AIC Group vốn được trao đủ thứ danh hiệu : Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Sao đỏ, Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất, chưa kể đủ loại huân chương, huy chương, bằng khen của đủ mọi cấp đột nhiên bị xem là tội phạm, bị tấn công vì là tình nhân của ông Phạm Minh Chính (Thủ tướng Việt Nam). Theo bài báo, cả hai có với nhau một cô con gái.

Cũng theo bài báo, mục tiêu chính của cuộc săn đuổi bà Nhàn và triệt hạ AIC là loại bỏ ông Chính – một trong những vận động viên đang tham gia cuộc đua thay thế ông Trọng làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cứ như tường thuật của TAZ thì việc bắt giữ bà Nhàn không chỉ đe dọa sự nghiệp của ông Chính mà còn gây nguy hiểm cho giới lãnh đạo quân đội Việt Nam, những cá nhân từng sử dụng bà Nhàn như trung gian trong các thương vụ mua vũ khí. Đó có thể là lý do bà Nhàn và các cộng sự thân tín của bà cùng rời Việt Nam ra ngoại quốc trước khi công an Việt Nam thực hiện các lệnh bắt giữ.

Tuy công an Việt Nam đề nghị lực lượng bảo vệ - thực thi pháp luật trên toàn thế giới hỗ trợ truy bắt bà Nhàn nhưng TAZ kể rằng Đức từ chối thực hiện đề nghị này. Dường như Mỹ cũng chưa đáp ứng đề nghị của Việt Nam : Bắt giữ và giải giao một cộng sự của bà Nhàn đang ẩn náu tại Mỹ. Đến giờ mới chỉ có Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (United Arab Emirates - UAE) giải giao ông Đỗ Văn Sơn (Kế toán trưởng AIC) đang ẩn náu tại UAE cho chính quyền Việt Nam.

TAZ dẫn chuyện ông Tô Lâm (Bộ trưởng Công an Việt Nam) tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức năm 2017 kèm cảnh báo, có thể chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục hành xử càn rỡ như thế đối với bà Nhàn. TAZ lưu ý, ông Thanh không phải là trường hợp duy nhất. Sau khi tổ chức bắt cóc ông Thanh, chính quyền Việt Nam tiếp tục tổ chức bắt cóc ông Trương Duy Nhất (năm 2019) trên lãnh thổ Thái Lan và mới đây tiếp tục tổ chức bắt cóc ông Thái Văn Đường trên lãnh thổ Thái Lan.

Khoan bàn những thông tin mà TAZ đề cập chính xác đến mức nào. Chỉ đối chiếu những thông tin đó với thực tế đã biết và đang thấy tại Việt Nam cũng đã có vô số chuyện đáng ngẫm nghĩ.

Tại sao AIC có thể "chọc Trời, khuấy nước" trong một thời gian dài, thực hiện nhiều thương vụ "kinh thiên, động địa" nhưng "bình an, vô sự" rồi "đùng một cái" bị lột trần ? Tương tự, tại sao "đùng một cái", bà Nhàn – chủ sở hữu bộ sưu tập đủ loại danh hiệu, phần thưởng từng liên tục được ca ngợi là "cao quý" – lại trở thành tội phạm nguy hiểm như thế ? Bao nhiêu người tin những chuyện "đùng một cái" ấy là "phòng chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai" ? Phải hỏi như thế bởi không ít quốc gia dù không khoan nhượng với tham nhũng nhưng lại không mặn mòi với việc hỗ trợ chính quyền Việt Nam truy bắt tội phạm. Dẫu tác hại của việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh càng lúc càng lớn nhưng tại sao không những không rút kinh nghiệm, không truy cứu trách nhiệm những cá nhân ngụy tạo câu chuyện "Trịnh Xuân Thanh tự đầu thú" biến chính quyền Việt Nam thành loại đối tác không đáng tin cậy mà còn tiếp tục sáng tác thêm những câu chuyện như "Đỗ Văn Sơn, Kế toán trưởng AIC đầu thú" (3).

Bao giờ thì tới lúc, ông Trọng – nhân vật thường xuyên bày tỏ sự tự hào về chính ông và đảng của ông thông qua việc nhấn mạnh "mình phải như thế nào thì người ta mới đối xử như thế" dùng chính mệnh đề này để tự vấn khi tạo ra những người như bà Nhàn và các đồng phạm, cũng như tự vấn khi thiên hạ vừa đề cao cảnh giác, vừa hờ hững đối với các đề nghị hợp tác, hỗ trợ săn lùng, giải giao tội phạm từ chính quyền do đảng của ông dựng lên ? Ông Trọng không thể nhìn ra "vị thế" như vậy thì "tiền đồ" ra sao ?

(1) https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/ !5952435/

(2) https://thanhnien.vn/dang-bo-tron-cuu-chu-tich-aic-nguyen-thi-thanh-nhan-boi-thuong-103-ti-ra-sao-18523052512191024.htm

(3) https://laodong.vn/phap-luat/nguyen-ke-toan-truong-do-van-son-vu-dai-an-aic-ra-dau-thu-1212748.ldo

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn náu tại Đức

Bà Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh báo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo. "Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức", Bộ Ngoại Đức viết. Cảnh sát Đức cũng đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của bà.

Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây.

Nhật báo TAZ của Đức ra hôm nay 7/8/2023 có đăng một bài viết dài chiếm cả trang 3, trang dành cho chủ đề thời sự đặc biệt, tường thuật về vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn trốn tại Đức và ngay trang đầu tờ báo, với hình Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng in lớn chiếm nửa trong báo, trên đó in hàng tít "Lời chào thân ái từ Berlin" (ám chỉ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017) để giới thiệu bài báo ở trang 3 : "Bài báo độc quyền của tờ TAZ : Cơ quan mật vụ Việt Nam dường như đang truy lùng tại Đức một phụ nữ Việt có nhiều thế lực, người được cho là có liên quan đến các vụ đấu đá chính trị. Cơ quan an ninh Đức báo động – ký ức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017 được đánh thức".

Sau đây là trích dịch những phần chính của bài báo :

"Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức phản nghịch ở Berlin. Nhưng giờ đây vụ bắt cóc có thể lặp lại. Vì lại một lần nữa, một người đang bị Hà Nội truy lùng đã sang Đức ẩn náu, lần này là một phụ nữ : Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Phụ nữ này cũng đang phải đối mặt với số phận tương tự.

Phụ nữ 54 tuổi này đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam : Bà đem đến đất nước thứ hàng hóa mà quốc gia Đông Nam Á này đáng lẽ ra không được phép mua, chủ yếu là vũ khí. Bà là nữ thương gia ngoại thương, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, bà còn nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung. Bà là Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, một công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhưng cũng hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có tiếng tăm trên quốc tế. Một học viện Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự. Năm 2018, bà cũng vinh dự được chính phủ Nhật trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật. Bà cũng được cho là có quan hệ tuyệt vời với Israel.

Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn

Nhưng, vào tháng 5/2022, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một số nhân viên của công ty AIC và các chính trị gia y tế địa phương bị lệnh bắt tạm giam với cáo buộc gian lận và tham nhũng trong đấu thầu xây dựng bệnh viện. Bà Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. vào tháng 6/2023, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã bắt Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, từ nơi ông ẩn trốn và bị dẫn độ về Việt Nam. Cơ sở cho việc dẫn độ là một thông báo truy nã từ chính phủ Việt Nam thông qua Interpol, một "truy nã báo đỏ", như Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã xác nhận với tờ báo TAZ của Đức. Hiện người đàn ông này đang bị giam giữ tại Việt Nam.

Một nhân viên khác trốn thoát sang Mỹ (Nguyễn Đăng Thuyết, giám đốc công ty Thành An Hà Nội) được biết là Việt Nam đã tìm cách dẫn độ về nước, nhưng không thành công. Số phận của 5 người trốn thoát còn lại thì hiện không được biết. Tuy nhiên, những người này đã bị tòa án Việt Nam kết án vắng mặt với án tù dài hạn vào tháng Giêng năm nay. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sếp AIC, bị kết án nặng nhất với 30 năm tù vì gian lận và tham nhũng trong thủ tục đấu thầu. Bà còn bị khởi tố ít nhất trong một vụ án khác. Tài sản không nhỏ của bà, trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội, đã bị tịch thu.

Từ tháng 5/2022, Việt Nam nỗ lực truy tìm Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực cao. Báo chí gần đây cho rằng bà Nhàn đang trốn tránh trách nhiệm cá nhân bằng cách bỏ trốn – "do đó phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung". Với những phát biểu tương tự hồi năm 2016 và 2017, Trịnh Xuân Thanh, người bị truy nã và sau đó bị bắt cóc, đã bị đặt ngoài vòng pháp luật (tức là bị đặt trong tình trạng hoàn toàn không có quyền và sự bảo vệ của luật pháp). Trong cả hai trường hợp, chính quyền Việt Nam đã biết từ lâu rằng những người họ truy nã là đã trốn sang nước ngoài.

Mặt khác, các phương tiện truyền thông Israel cho rằng đằng sau lệnh bắt giữ bà Nhàn có cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo đảng và thủ tướng về việc mua vũ khí. Israel đã phát triển thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người môi giới các thương vụ quan trọng tại đây. Đó là gồm các phương tiện bay không người lái (drone), hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực Tô Lâm muốn giao dịch mua vũ khí với các đối tác truyền thống là Nga, Trung Quốc… – cũng bởi vì người của phe ông kinh doanh tốt ở đó với tư cách là người môi giới và vì Nga là đối tác không thể thiếu để đào tạo Hải quân Việt Nam".

Bộ Ngoại giao Đức cảnh cáo Việt Nam : "Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức"

Theo thông tin của tờ TAZ, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà đang ở Đức. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức không trả lời các câu hỏi của tờ TAZ về việc này. Riêng bà Nhàn thì tờ TAZ không liên lạc được.

Nhà chức trách Đức nhận thức rõ về tình huống nguy hiểm của phụ nữ 54 tuổi này. Cụ thể, cả Bộ Ngoại giao và cơ quan an ninh đều không muốn bình luận về vụ việc, vì trên nguyên tắc, dữ liệu cá nhân không được phép đưa ra ngoài. Tuy nhiên, theo thông tin của tờ TAZ, một số cơ quan đang bận rộn với vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, họ nhận thấy mối đe dọa thực sự. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Giới chức chính phủ Đức cho biết, kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, tất cả việc dẫn độ về Việt Nam, trên nguyên tắc nói chung, đều bị từ chối. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo. "Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức", Bộ Ngoại Đức viết.

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ dám làm thêm một vụ bắt cóc nữa – mặc dù bị thảm họa ngoại giao sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cường độ của việc truy tìm kiếm người phụ nữ, mà hiện đang là phụ nữ Việt Nam bị truy nã gắt gao nhất, đã cho thấy điều nêu trên. Hơn nữa, thực tế là sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc hai công dân Việt Nam khác từ Thái Lan. Năm 2019 là nhà báo Trương Duy Nhất, và năm nay là blogger Đường Văn Thái. Cả hai hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam.

Lần này cơ quan an ninh Đức đã được cảnh báo – khác với năm 2017 trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồi đó, hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc một người từ Đức. Ngay cả khi nữ luật sư của Trịnh Xuân Thanh báo tin với cảnh sát Berlin về việc thân chủ của bà mất tích, bà có yêu cầu xem xét rằng có thể cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông ta, nhưng cảnh sát được cho là đã bác bỏ khả năng đó.

Theo thông tin của tờ TAZ, cảnh sát Đức đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm rằng cơ quan mật vụ Việt Nam đang truy tìm bà. Liệu điều đó có hữu ích gì cho bà Nhàn hay không, trong những tuần tới sẽ cho thấy.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có lại bị bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh ?

Konrad Litschko, Marina Mai, Khánh An, VNTB, 07/08/2023

Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức ở Berlin. Bây giờ một phụ nữ phải đối mặt với số phận tương tự.

Truy nã đầu não Việt Nam : Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Ảnh minh họa Paulina Eichhorn

Đây là lần đầu tiên kể từ Chiến tranh lạnh, một vụ bắt cóc công khai diễn ra trên đất Đức do một cơ quan mật vụ nước ngoài thực hiện : mùa hè năm 2017, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, giữa thanh thiên bạch nhật ngay tại Berlin. Vụ bắt cóc diễn ra như phim, và ông ta bị đưa trở về Hà Nội. Trịnh Xuân Thanh hiện đang thụ án tù chung thân ở Việt Nam.

Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao đã phản ứng gay gắt, triệu tập đại sứ Việt Nam và trục xuất hai nhà ngoại giao. Nhưng bây giờ có thể lặp lại một vụ tương tự. Vì một lần nữa kẻ đang bị Hà Nội truy lùng đã trốn sang Đức, lần này là một phụ nữ : bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Cho đến gần đây, người phụ nữ 54 tuổi này đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam : Bà nhập hàng hóa mà Việt Nam không nên nhận, chủ yếu là vũ khí. Bà Nhàn là dân ngoại thương, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, còn nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung, là Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần Quốc tế Tiến bộ AIC, một công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhưng cũng đang hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn còn được quốc tế kính trọng. Một học viện Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự. Năm 2018, bà cũng vinh dự được chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật Bản. Bà Nhàn cũng được cho là có quan hệ tuyệt vời với Israel.

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2022 đã có lệnh bắt giữ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một số nhân viên của công ty AIC và các quan chức y tế do gian lận và tham nhũng trong đấu thầu xây dựng bệnh viện. Bà Nhàn và bảy nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. Kế toán trưởng Đỗ Văn Sơn, đã bị dẫn độ về Việt Nam từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hồi tháng 6 năm 2023 theo một lệnh truy nã của chính phủ Việt Nam thông qua Interpol. Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã xác nhận với taz về việc dẫn độ này. Hiện ông Sơn đang bị giam giữ tại Việt Nam.

Được biết, một nhân viên đào tẩu khác hiện sống ở Hoa Kỳ đã bị mật vụ tìm cách dẫn độ ra khỏi Hoa Kỳ nhưng không thành công. Số phận của năm người còn lại không được biết đến. Tuy nhiên, Việt Nam đã kết án tù hững người bị truy nã hồi tháng Giêng. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sếp AIC, bị kết án 30 năm tù giam vì gian lận và tham nhũng trong thủ tục đấu thầu. Bà Nhàn vẫn còn phải đối mặt với ít nhất một vụ án khác. Tài sản không nhỏ của bà đã bị tịch thu trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội.

Nhưng : Những lời buộc tội này có thực sự là lý do của vụ đàn áp – hay chỉ là một cái cớ ? Sáu tháng trước, taz nhận được một bài báo của những người chỉ trích ẩn danh bộ máy chính quyền ở Hà Nội kể một câu chuyện khác về lý do tại sao người phụ nữ và người của bà lại bị bức hại. Bài báo dài 12 trang kể lại cuộc tranh giành quyền kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đàn ông quyền lực nhất Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, 64 tuổi, được xem là người đang nhắm đến việc kế vị. Nguyễn Thị Thanh Nhàn trốn sang Đức, theo bài báo là người tình lâu năm của ông Chính, cả hai được cho là có với nhau một cô con gái. Ngoài ra, các mối quan hệ thương mại nước ngoài của người phụ nữ là một yếu tố quyền lực quan trọng đối với thủ tướng. Theo tờ báo, các đối thủ cạnh tranh vị trí Tổng Bí Thư của ông Chính đã truy sát bà Nhàn và công ty AIC để làm suy yếu đối thủ.

Việt Nam ra sức truy tìm tội phạm

Mặt khác, báo chí Israel nghi ngờ có cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo đảng và thủ tướng về việc mua vũ khí đằng sau lệnh bắt giữ. Israel đã trở thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã môi giới các thương vụ quan trọng tại đây. Đó là các thoả thuận về máy bay không người lái, hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa. Tuy nhiên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Công An đầy quyền lực Tô Lâm lại thích mua bán vũ khí với các đối tác truyền thống là Nga và Trung Quốc – cũng bởi vì người của họ làm trung gian và vì Nga là đối tác không thể thiếu để đào tạo Hải quân Việt Nam.

Hiện Việt Nam đang truy tìm Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực cao. "Ai cũng có quyền bắt người bị truy nã và giải ngay đến cơ quan công an, cơ quan công tố hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất," truyền thông Việt Nam trích lệnh truy nã từ tháng 5/2022. Tiếp theo là dữ liệu như số hộ chiếu và các dấu hiệu nhận dạng như vết sẹo trên cơ thể. Báo chí gần đây cho rằng bà Nhàn trốn tránh trách nhiệm cá nhân khi bỏ trốn – "do đó phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung". Với những lời kêu gọi tương tự vào năm 2016 và 2017, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã và sau đó bị bắt cóc cũng đã bị cho là tội phạm. Trong cả hai trường hợp, chính quyền Việt Nam đã biết từ lâu rằng những người họ đang tìm kiếm đang ở nước ngoài.

Theo thông tin của taz, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng và sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà Nhàn ở lại Đức. Đại sứ quán Việt Nam không trả lời các câu hỏi về việc này. Riêng Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì không liên lạc được.

Các nhà chức trách Đức nhận thức rõ về tình huống tế nhị của người phụ nữ 54 tuổi này. Cụ thể, cả Bộ Ngoại giao và cơ quan an ninh đều không muốn bình luận về vụ việc. Về nguyên tắc, dữ liệu cá nhân không được đưa ra ngoài. Tuy nhiên, theo thông tin của taz, một số cơ quan đang quan tâm với vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn, họ nhận thấy mối đe dọa thực sự.

Không thể dẫn độ về Việt Nam về nguyên tắc

Một yêu cầu dẫn độ từ Việt Nam với Đức đã bị Văn phòng Tư pháp Liên bang từ chối. Kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, việc dẫn độ về Việt Nam nói chung đã không thể thực hiện, theo giới chức chính phủ. Và Bộ Ngoại giao được cho là đã cảnh báo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo : "Chính phủ liên bang không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức."

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ tiến hành một vụ bắt cóc khác – bất chấp thảm họa ngoại giao sau vụ Trịnh Xuân Thanh. Điều này được củng cố bởi việc tích cực tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam bị truy nã gắt gao nhất. Khả năng bắt cóc lớn vì thực tế là mật vụ Việt Nam gần đây đã bắt cóc hai công dân Việt Nam khác từ Thái Lan nhà báo Trọng Duy Nhất năm 2019, và năm nay là blogger lưu vong Thái Văn Đường. Cả hai hiện đang bị tù tại Việt Nam.

Mặt khác, một vụ bắt cóc từ châu Âu về mặt hậu cần khó quản lý hơn một vụ bắt cóc từ nước láng giềng Thái Lan. Năm 2017, vụ Trịnh Xuân Thanh diễn ra trót lọt vì Việt Nam có người của mình trong chính phủ Slovakia : là ông Lê Hồng Quang. Ông này là cố vấn cho Thủ tướng Slovakia lúc bấy giờ là Robert Fico. Trong thời gian ngắn, ông Quang đã tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Tô Lâm tới người đồng cấp Slovakia Robert Kaliňák.

Trên chuyến bay trở về, nạn nhân bị bắt cóc đã ở trên máy bay, sau khi được đưa đến Bratislava bằng xe ngoại giao và cấp hộ chiếu mới với tên giả do các nhà ngoại giao Việt Nam cấp vội vàng. Ngày nay, người Việt Nam không còn có thể trông cậy vào cố vấn chính phủ Lê Hồng Quang : ông ta đã trốn về Việt Nam năm 2018.

Ngoài ra còn có một tình huống phức tạp khác khiến việc bắt cóc từ Đức trở nên khó khăn hơn. Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bị cơ quan mật vụ Việt Nam truy nã – cũng là cơ quan đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017 và có một số nhân viên tại Đức. Nhưng cơ quan này có một đối thủ mạnh ở Việt Nam : tình báo quân đội. Đay không chỉ là một công cụ quan trọng của thủ tướng Việt Nam, người tình của người phụ nữ bị truy nã.

Cơ quan tình báo quân đội cũng phải lo sợ rằng nếu Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra tòa, nhiều thông tin về việc nhập khẩu vũ khí của Việt Nam sẽ bị công khai hơn là họ muốn. Vì vậy, có thể là bà Nhàn thậm chí còn có một vệ sĩ.

Và : Lần này cơ quan an ninh Đức cũng đã được cảnh cáo – khác với năm 2017 với Trịnh Xuân Thanh. Vào thời điểm đó, hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng mật vụ Việt Nam sẽ bắt cóc một người từ Đức. Ngay cả khi luật sư của Trịnh Xuân Thanh báo cáo việc thân chủ của bà mất tích với cảnh sát Berlin và yêu cầu cơ quan mật vụ Việt Nam xem xét việc bắt cóc ông ta cũng được cho là đã bị bác bỏ.

Lần này thì khác : theo thông tin của taz, cảnh sát đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và thận trọng cảnh báo rằng mật vụ Việt Nam đang tìm kiếm bà. Vài tuần tới sẽ biết được liệu điều đó có hữu ích hay không.