Tôm là một loại động vật giáp xác thuộc bộ giáp xác mười chân, rất quen thuộc với chúng ta. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ những con tôm nhỏ bé cho đến những con tôm hùm khổng lồ. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu các loại tôm được ưa chuộng trong bài viết sau đây!
Các loại tôm ngon trên thị trường
Tôm được phân loại theo môi trường sống bao gồm: tôm sống ở sông, tôm sống ở biển, tôm nuôi và tôm tự nhiên. Mỗi loại tôm này có đặc điểm riêng về hương vị và giá trị dinh dưỡng. Hãy cùng khám phá chi tiết về từng loại để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa chúng.
Tôm sú nổi tiếng với thịt chắc, kích thước lớn và vị ngọt. Đây là nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Ở thị trường Việt Nam, tôm sú được chia thành hai loại chính:
Bên cạnh đó, tôm sú thường được sử dụng để chế biến các món ăn như: tôm hấp, tôm luộc, tôm sống sốt Thái,… nhờ vào độ tươi, chắc thịt và ngọt tự nhiên. Giá của tôm sú dao động từ 200.000 đến 1.000.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ.
Tôm he là loại tôm biển có màu vàng hoặc xanh nhạt, với đặc điểm mắt xanh và vỏ mỏng dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Thịt loại tôm này rất chắc, ngọt và giàu dưỡng chất.
Theo nghiên cứu, tôm he thường xuất hiện ở các vùng đảo và rạn đá. Tại Việt Nam, loại tôm này chủ yếu phát triển ở vùng Quảng Ninh. Bên cạnh đó, tôm he không thể nuôi mà chỉ có thể đánh bắt tự nhiên ngoài biển.
Lưu ý, tôm he có loại vân giống tôm sú, dễ gây nhầm lẫn nhưng hai loại này hoàn toàn khác nhau. Do loại tôm này không thể được nuôi nên giá thành cao. Tôm he đông lạnh có giá trung bình vào khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg, còn tôm tươi sống có thể lên tới 600.000 đồng/kg.
Tôm đất còn được gọi là tôm chỉ ở một số nơi, sống trong môi trường bùn đất như: sông, ao hồ và đầm. Có hai loại tôm này dựa trên điều kiện sống bao gồm: nước mặn và nước ngọt. Theo đó, vỏ của tôm đất nước mặn thường dày hơn so với tôm đất nước ngọt. Loại tôm này có màu nâu đỏ, thân thon dài và kích cỡ nhỏ khoảng bằng ngón tay út của người trưởng thành.
Với vị ngọt tự nhiên, tôm đất không tanh như tôm biển. Vì vậy, loại tôm này thường được dùng trong các món ăn yêu cầu độ tươi như chả ram tôm đất của xứ Bình Định. Giá của tôm đất khá phải chăng, dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng/kg tùy vào thời điểm.
Tôm thẻ còn được gọi là tôm bạc. Đây là loại tôm được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tôm thẻ có vẻ ngoài khá giống tôm sú, với vỏ mỏng và thân mập hơn tôm đất. Bên cạnh đó, vỏ của tôm này có màu trắng hơi xanh, chân màu trắng với thân có 6 đốt và dáng thon dài. Tôm thẻ có vị ngọt và mềm.
Giá của tôm thẻ thường khá phải chăng, tùy thuộc vào kích cỡ. Cụ thể, tôm thẻ kích cỡ khoảng 20-30 con/kg có giá dao động từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg.
Tôm sắt là loại tôm biển với vỏ hơi cứng, màu xanh đen đậm và các vân trắng nổi bật giữa các đốt. Theo đó, loại tôm này có kích cỡ nhỏ hơn so với các loại tôm biển khác nhưng thịt tôm rất dai. Khi được chế biến như: hấp hoặc nướng, tôm sắt có vị ngọt đậm đà và hấp dẫn.
Bạn có thể bắt gặp tôm sắt ở nhiều khu vực ven biển Việt Nam từ Cát Bà đến vịnh Diễn Châu hay từ Vũng Tàu đến Đá Bạc. Giá của loại tôm này khá phải chăng, dao động khoảng 170.000 – 200.000 đồng/kg.
Khi nhắc đến các loại tôm biển ngon nhất thì không thể bỏ qua tôm hùm. Đây là loại tôm có càng màu xanh trong, hồng đỏ hoặc vàng, tùy thuộc vào giống. Vỏ tôm hùm thường bóng đẹp, cứng với thịt nhiều, dai ngon và kích cỡ lớn nhất trong các loại tôm.
Trong giống tôm hùm, có nhiều loại khác nhau như: tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm baby, tôm hùm tre, tôm hùm Canada và tôm hùm Alaska. Vì vậy, cách chế biến tôm hùm cũng khá đa dạng bao gồm: tôm hùm hấp bia, tôm hùm nướng muối ớt, chiên/xào,…
Giá của tôm hùm thường cao hơn so với các loại tôm khác, dao động từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/kg, tùy vào kích cỡ. Ngoài ra, loại tôm này đông lạnh hoặc tôm ngộp sẽ có giá thấp hơn.
Tôm càng xanh còn được gọi là tôm đồng hoặc tôm càng sông. Loài tôm này có nguồn gốc từ vùng Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và Bắc Úc. Đây là loại tôm nước ngọt với càng nhỏ màu xanh, thịt dai và vị ngọt. Giá của tôm càng xanh dao động vào khoảng 200.000 – 400.000 đồng/kg, tùy thuộc vào kích cỡ.
Tôm tích còn được gọi là tôm tít, tôm thuyền hoặc bề bề. Đây là loại tôm biển, sống chủ yếu ở các vùng biển ấm thuộc Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung. Đặc điểm nổi bật của tôm tích là phần bụng giống tôm nhưng có càng giống bọ ngựa.
Điểm đặc biệt của tôm tích là khả năng thay đổi màu sắc từ nâu sang xanh lục, hồng nhạt và đen. Hơn nữa, một số loài còn có khả năng phát quang. Giá của tôm tích dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng/kg, tùy thuộc vào kích cỡ.
Tôm mũ ni thuộc họ động vật giáp xác mười chân, sống chủ yếu ở những vùng biển xa tại các rạn đá ngầm và san hô nằm sâu dưới đáy biển. Vì vậy, việc khai thác loài tôm này khó khăn hơn nhiều so với các loại tôm khác.
Khối lượng trung bình của tôm mũ ni dao động từ 0,5 đến 1,2 kg/con, một số con có thể nặng tới 2 kg. Tuy nhiên, thịt bên trong thường chỉ chiếm khoảng 1/3 – 1/2 trọng lượng cơ thể do loại tôm này có vỏ rất dày và nặng.
Đặc biệt, tôm mũ ni nổi bật với thịt ngọt, dai, thơm ngon với giá trị dinh dưỡng vượt trội hơn cả tôm hùm. Giá của loại tôm này hiện nay tối thiểu là 500.000 đồng/kg, tùy vào kích cỡ và nơi bán.
Tôm càng biển còn được gọi là tôm phốc hoặc tôm phóc. Loại tôm này thường xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Trung như: Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Thông thường, tôm càng biển có kích thước trung bình khoảng 40 – 70g/con.
Điểm nổi bật của tôm càng biển là phần thân phía trên màu đỏ, còn phần dưới có màu trắng đục, tạo nên sự khác biệt rõ rệt. Bên cạnh đó, phía trước của tôm này có hai càng dài khoảng 10cm và bốn chân mỗi bên. Vì đặc điểm nổi bật này nên ngư dân thường gọi chúng là tôm càng biển.
Hiện nay, giá của tôm càng biển dao động từ 430.000 đến 780.000 đồng/kg, tùy thuộc vào kích cỡ của tôm.
Tôm rảo là một loài tôm biển sống trong tự nhiên, thường được nuôi tại các đầm nước ven sông và ven biển. Loại tôm này có hình dáng tương tự như các loại tôm biển khác nhưng thân màu xanh và chùy trán hơi cong vút lên trên. Đặc biệt, phần chân bò của tôm có màu nâu nhạt.
Đặc điểm nổi bật của tôm rảo là các đốt bụng thứ 2 và 3 có gờ lưng khá rõ. Bên cạnh đó, loại tôm này có kích thước trung bình, dài từ 120 đến 130 mm và nặng khoảng 15 – 20g.
Giá của tôm rảo nuôi khoảng 200.000 đồng/kg. Trong khi đó, tôm rảo tự nhiên có giá khoảng 350.000 đồng/kg, tùy thuộc vào nơi bán.
Tôm rồng còn được gọi là tôm càng đỏ – một loại tôm nổi bật với lớp vỏ cứng và hai râu xúc giác dài. Chùy trán của tôm này phát triển lớn hơn so với các loại tôm khác như tôm rảo.
Bên cạnh đó, tôm rồng có đôi chân phát triển thành kìm lớn và 10 chân khác mạnh mẽ, phân bố đều hai bên. Vây đuôi rộng và đốt đuôi hình lưỡi xẻng. Chúng có kích thước chiều dài từ 25 – 40 cm và cân nặng khoảng 250g, thường lớn hơn cả tôm hùm.
Điểm đặc biệt của tôm rồng là phần đầu ngực to, trong khi phần bụng lại nhỏ và ngắn. Loại tôm này thường sống ở đầm hồ, sông ngòi, vùng đáy biển, hoặc ẩn náu trong các khe đá. Tôm rồng có giá cao, dao động từ 900.000 đến 1.500.000 đồng/kg, tùy thuộc vào nơi bán và kích thước của tôm.
Tôm hùm đất còn được biết đến với các tên gọi tiếng Anh như: Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs hoặc Red Swamp Crayfish. Loài tôm này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Mỹ.
Theo đó, tôm hùm đất có màu đỏ đặc trưng nên còn được nhiều người gọi là tôm hùm đỏ. Loại tôm này có kích thước tương đương với ngón tay cái, nhưng cũng có con lớn hơn.
Giá bán của tôm hùm đất dao động khoảng 300.000 – 500.000 đồng/kg (tầm 30 – 35 con), tùy thuộc vào kích cỡ. Tuy nhiên, đây là loài ăn tạp, có thể tiêu thụ cả động vật sống – chết và thực vật gây ra tình trạng phá hoại mùa màng. Vì vậy, tôm hùm đất hiện đang bị cấm bán tại Việt Nam.