Thời gian sản xuất (Lead Time) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý sản xuất và kinh doanh hàng hóa ngày nay.
Ví dụ cụ thể về Lead Time trong quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp?
Một doanh nghiệp đặt hàng đơn vị cung ứng sản xuất áo phông cho nhân viên dịp kỷ niệm ngày thành lập công ty.
Số lượng áo phông cần sản xuất là 1.000 chiếc.
Ngày kỷ niệm của công ty là 01/10. Trong khi đó ngày bắt đầu đưa yêu cầu cho các đơn vị cung cấp là ngày 15/09. Yêu cầu của doanh nghiệp là cần có hàng hóa vào trước ngày 25/09 (để đảm bảo chuyển đến các nhân viên và thực hiện công tác tổ chức).
Thời gian từ lúc yêu cầu đặt hàng đến khi có thành phẩm là 10 ngày.
Dựa trên thời gian yêu cầu, ngân sách dự kiến (ước tính cho từng áo), doanh nghiệp sẽ lựa chọn các đơn vị cung ứng dịch vụ phù hợp. Theo đó, để sản xuất lô áo nói trên, doanh nghiệp sẽ cần tối thiểu:
- 1 ngày để hoàn thiện thiết kế áo phông theo yêu cầu
- 1 - 2 ngày để in mẫu, thống nhất phương án thiết kế, chất liệu mẫu
- 1 - 2 ngày để tiến hành in áo và sản xuất
- 1 ngày để vận chuyển đến địa chỉ của doanh nghiệp
- 1 ngày dự trù để xử lý các công việc phát sinh
Như vậy thời gian sản xuất (Lead Time) tối thiểu phải từ 5 -> 7 ngày (kể từ lúc nhận được yêu cầu đặt hàng). Do doanh nghiệp thường liên hệ với nhiều đơn vị để tham khảo, nên nếu Lead Time của các đơn vị càng ngắn, khả năng hợp tác với doanh nghiệp càng cao (trong điều kiện ngân sách ngang nhau).
Lead Time sẽ thể hiện phần nào khả năng cung ứng, quy mô sản xuất và mức độ chuyên nghiệp của đơn vị cung ứng.
Thời gian sản xuất (Lead Time) có thể thay đổi nếu như trong có thêm những yêu cầu trong quá trình thực hiện sản phẩm.
Ý nghĩa của kiểm soát Lead Time trong quá trình sản xuất là gì?
Theo dõi và kiểm soát Lead Time sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.
- Lead Time sẽ là thông số để đo đếm, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực và lao động một cách hiệu quả hơn. Nhìn vào Lead Time thực tế, đơn vị sẽ biết được khả năng nội tội của doanh nghiệp, của từng bộ phận. Từ đó, người quản lý sẽ có phương án cải tiến các hoạt động của những bộ phận có liên quan với mục tiêu giảm thời gian sản xuất (Lead Time) xuống mức tối đa.
- Lead Time cũng là nhân tố giúp việc kiểm soát hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng Lead Time chuẩn giúp doanh nghiệp ước tính được chính xác năng suất hoạt động, khả năng sản xuất sản phẩm, cân đối với nhu cầu để đưa ra được kế hoạch sản xuất phù hợp (tránh việc sản xuất nhiều quá hoặc ít quá so với nhu cầu thực tế).
Hy vọng bài viết nói trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích hơn về Lead Time là gì trong quá trình sản xuất. Nếu có những thắc mắc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.