Đó chính là hình tượng nổi trội của danh trà Tân Cương - Thái Nguyên trải qua gần một thế kỷ ở Việt Nam. Chè Tân Cương được tôn vinh chính bởi nó hội tu đủ bốn yếu tố cốt lõi của trà ngon: Hương, Sắc, Vị, Thần.
Thành phần: Búp nõn trà Tân Cương thượng hạng Đặc điểm của trà Thái Nguyên: Về vẻ bề ngoài, chè Tân Cương có màu xanh đen, xám bạc, cánh chè sau khi chế biến có dặng xoắn, gọn nhỏ, và giòn. Trên bề mặt cánh chè có nhiều phấn trắng. Nước chè rất trong, xanh ngả vàng nhạt như màu cốm non, sánh. Nước chè có vị chát ngọt, dễ chịu, hài hòa, có hậu, gần như không cảm nhận có vị đắng. Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu. Công dụng: Thanh lọc cơ thể, giảm cholesterol, tốt cho tim mạch, răng miệng, nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe Cách pha: Sau quá trình tìm hiểu và tổng hợp, chúng tôi xin chia sẻ cách pha trà ngon của Bạch Hạc Trà để quý khách có thể tự pha trà tại nhà: Chuẩn bị + Dụng cụ pha trà: ấm trà, chén tống/chuyên trà, chén quân (chén uống trà), xúc trà (muỗng xúc trà để tránh trà tiếp xúc bằng tay). + Nguyên liệu pha trà: trà Tân Cương thượng hạng, nước (nên dùng nước lọc tinh khiết hoặc nước mưa để giữ nguyên hương vị trà). Cách pha trà Tân Cương Xanh: + Tráng ấm, chén tống, chén quân bằng nước nóng trước khi pha trà. + Cho một lượng trà thích hợp vào ấm (tuỳ thuộc vào số lượng người uống và thể tích ấm trà, thường khoảng 3-5 gram trà vào ấm thể tích 150ml) + Đánh thức trà/ tráng trà: Rót nước sôi ra chén tống nhằm giảm nhiệt độ của nước xuống 85 độ C, sau đó rót nước vào ấm với dòng nước nhỏ, tráng đều khắp búp trà để trà ngậm nước, lắc nhẹ ấm và rót ra ngay. + Ủ trà/ om trà: Rót nước cũng ở nhiệt độ 85 độ C vào ấm, đậy nắp và ủ trong khoảng thời gian 1 - 2 phút để búp trà nở, toả hương và thôi vị ra nước. + Rót nước từ ấm trà ra chén tống và sau đó rót từ chén tống ra chén quân để thưởng thức.
Với cách pha trà trên đây, quý khách có thể pha và thưởng thức nhiều lần mà trà vẫn giữ được hương vị và màu nước.
Quy cách đóng gói: Túi thiếc/túi hút chân không 200gram Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Trà ngon cần phải đạt được những chuẩn định chung: hương thanh khiết, vị đậm đà, lưu giữ được hậu vị lâu nơi cuống họng.
Khi pha thì sắc nước trà trong, sáng lung linh huyền ảo, không có vụn trà. Bên cạnh đó, trà ngon còn ẩn chứa tính trân quý và có giá trị phi vật thể theo dòng chảy của thời gian.
Trà xanh cho nước trong xanh, hương dịu thơm tự nhiên và có vị ngọt hậu. Trà xanh, xét về bản chất gần với chè tưoi nhất kể cả từ hương vị và sắc nước. Ở Việt Nam có rất nhiều loại trà xanh, nhưng nổi tiếng và phổ biến nhất là trà Thái Nguyên và đại diện là danh trà Tân Cương.
Bạch Hạc Trà là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm về Trà Việt với thương hiệu được xây dựng hơn 13 năm.
Vào mùa sầu riêng, với những ai ưa thích vị béo, ngọt và mùi thơm lừng đặc trưng của loại trái cây này thì không thể bỏ qua món ăn vặt khoái khẩu - chè Thái.
Gọi là chè, nhưng thật ra món này không cần phải nấu, chỉ lách cách phần đổ rau câu, nấu nước cốt dừa và sơ chế một số loại trái cây ưa thích nữa là xong.
Đầu tiên là đổ rau câu lá dứa. Tùy vào loại bột rau câu sử dụng mà có cách nấu khác nhau (như ngâm bột rau câu với nước trước, hoặc trộn với đường…), do đó, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Sau khi nấu tan bột rau câu với đường thì cho nước cốt lá dứa vào, quậy đều, đổ vào khuôn, chờ nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi rau câu đông chắc lại thì xắt miếng nhỏ vừa ăn.
Củ năn (hoặc có thể dùng trái lê) gọt vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu. Cho vài giọt si-rô dâu/cam/bạc hà… vào củ năn, trộn đều cho thấm màu. Tiếp đến, cho bột năn vào xốc nhẹ tay sao cho củ năn được áo đều một lớp bột mỏng bên ngoài. Trút củ năn vào một cái rây, lắc nhẹ để loại bỏ phần bột thừa rồi cho vào nước sôi luộc. Khi thấy bột trong thì vớt củ năn ra, xả dưới vòi nước cho bớt nhựa, cho vào tô ướp với chút đường, trộn đều để củ năn không bị vón vào nhau.
Với món chè Thái, nguyên liệu rất đa dạng, có thể kết hợp nhiều loại trái cây ưa thích, nhưng thường thì là những loại có vị ngọt, như mít, nhãn, vải, xoài chín, bơ, đác rim, thốt nốt… và không thể thiếu sầu riêng. Mít xé sợi nhỏ; vải hoặc nhãn bỏ vỏ, tách hạt; bơ, xoài gọt vỏ xắt miếng vừa ăn. Cơm sầu riêng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với chút đường và ít sữa đặc (không nên cho nhiều vì các loại trái cây đã có vị ngọt sẵn). Cũng có cách chế biến khác nữa là nấu thêm nước cốt dừa, nhưng sầu riêng và sữa đặc vốn đã có vị béo nên có thể bỏ qua.
Cho một muỗng sầu riêng vào ly, kế đến lần lượt là các loại trái cây, củ năn, rau câu và đá xay, trên cùng là một lớp sầu riêng xay nữa và thưởng thức.
Mùi sầu riêng thơm nức với vị béo của bơ sáp, của sữa, vị ngọt của các loại trái cây và chút giòn, mát của rau câu, củ năn… quyện lẫn làm nên ly chè Thái “ngon quên sầu”.
Bộ Công thương mới đây dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã chi 1,09 tỉ USD nhập khẩu sầu riêng tươi, giảm 35,2% về lượng và giảm 32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá sầu riêng tươi nhập khẩu vào Trung Quốc trung bình trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 5.394,6 USD/tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội tăng tốc xuất khẩu vào Trung Quốc
Tại Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Philippines đang là 3 quốc gia cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trưởng tỉ dân này. Trong nhiều năm, Thái Lan luôn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất, chiếm thị phần cao nhất ở thị trường Trung Quốc.
Nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc từ Thái Lan giảm mạnh, tỷ trọng nhập khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan giảm xuống còn 60% trong tổng lượng nhập khẩu, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vào Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ. 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chi hơn 369 triệu USD, nhập khẩu hơn 79.000 tấn sầu riêng tươi của Việt Nam, tăng 91% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Hiện sầu riêng tươi Việt Nam chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi Trung Quốc nhập khẩu, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo thông tin từ Bộ Công thương, mùa trồng trọt ở tỉnh Chanthaburi - một trong những vùng sản xuất sầu riêng chính của Thái Lan, thường kéo dài từ tháng 3 - tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, nhiệt độ tại địa phương đã dao động quanh mức 40 độ C trong nhiều tuần và hạn hán sau đó gây ảnh hưởng đến cây sầu riêng.
Thời tiết nắng nóng khiến những quả sầu riêng chưa hái bị tách ra trên cây. Một số hộ dân đã phải mua nước để tưới cho trang trại, dẫn đến chi phí tưới tiêu cao. Sầu riêng được định giá dựa trên trọng lượng và kích thước, nhưng nhiệt độ cao đã đẩy nhanh quá trình chín, khiến sầu riêng có kích thước và chất lượng kém.
Trong những tháng vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đang có có các giải pháp hỗ trợ nông dân trồng sầu riêng ở phía đông nước này khi hạn hán kéo dài đang đe dọa làm hỏng vụ sầu riêng tại khu vực. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan có nhiệm vụ cung cấp nước cho các trang trại; trong khi Cục Khuyến nông được yêu cầu hướng dẫn để giúp nông dân đối phó với điều kiện khô hạn.
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho rằng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng khi có lợi thế sản xuất quanh năm. Nông dân trồng sầu riêng đã làm chủ kỹ thuật canh tác rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch.
"Vấn đề khó hiện nay là số lượng mã số vùng trồng được cấp là quá ít cho với nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc", ông Nguyên nói.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Việt Nam đang có 768 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc và đang có hơn 700 mã số khác đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyêt.
Mới đây, ngành sầu riêng tiếp tục đón nhận thêm tin vui. Tại cuộc tọa đàm giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung và Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Triệu Tăng Liên về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản diễn ra tại Hà Nội ngày 6.6 vừa qua, đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc cam kết sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng đông lạnh của Việt Nam.