Ngoài Nước

Ngoài Nước

SABECO hiện đã xuất khẩu sản phẩm Bia SAIGON tới nhiều thị trường trên khắp thế giới, bao gồm:

Thủ tục đi du lịch, thăm thân, công tác, định cư theo diện gia đình:

Đối với thủ tục của các hình thức đi nước ngoài này thì cần xin cấp hộ chiếu và sau đó là xin cấp visa.

Trước hết thủ tục xin cấp hộ chiếu, hồ sơ cấp hộ chiếu gồm những giấy tờ sau:

– Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng

– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi

– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi.

Trong trường hợp đây không phải là lần đầu xin cấp hộ chiếu thì người xin cấp hộ chiếu phải nộp thêm cả hộ chiếu đã được cấp lần gần nhất. Trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất thì phải cung cấp thêm bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân, nếu bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Ngoài ra hiện nay, người dân cũng có thể thực hiện việc xin cấp hộ chiếu online trên trang thông tin điện tử Dịch vụ công quốc gia thuộc Bộ Công An hoặc qua Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam.

Sau khi có hộ chiếu người đi nước ngoài theo diện này sẽ xin cấp visa với những hồ sơ sau:

– Hộ chiếu (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu).

– Bản khai xin cấp Visa và một ảnh.

– Nơi nộp hồ sơ: Đại sứ quán nước sở tại (nước bạn có ý định đi du lịch, thăm thân, công tác, định cư theo diện gia đình) tại Việt Nam.

Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020.

– Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

Sinh viên Đại Học FPT còn được trải nghiệm chương trình học tập trong môi trường doanh nghiệp, Đại Học FPT đã hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp tại Singapore, Pháp, Úc, Thái Lan, Nhật Bản……. Tham gia kỳ thực tập doanh nghiệp tại nước ngoài, sinh viên Đại Học FPT sẽ được làm việc trực tiếp với đồng nghiệp ngoại quốc. Sau quá trình tìm hiểu và thích nghi với cách làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, sinh viên Đại Học FPT học được cách tư duy, cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Bên cạnh làm quen với môi trường làm việc thực tế như các chương trình thực tập khác tại Việt Nam, sinh viên tham gia chương trình này được dấn thân vào môi trường làm việc đa quốc gia, phát triển những kĩ năng phù hợp, trau dồi ngoại ngữ, sẵn sàng cho sự nghiệp toàn cầu.

Một số địa điểm: – G Gurney Hotel, Malaysia – FPT Software Japan, Nhật – N.C.C. International Events Company, Thái Lan – UBD-FPT Innovation Lab, Brunei …..

Thủ tục đi xuất khẩu lao động:

Bước 1:  Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài:

Người lao động tìm hiểu, lựa chọn doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động sẽ được những người phụ trách trong đơn vị này tư vấn về các lĩnh vực, ngành nghề hay công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường nước ngoài phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe. Người lao động cũng sẽ được tư vấn về chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí. Sau đó, Người lao động lựa chọn thị trường và đơn hàng phù hợp.

Bước 2: Người lao động tham gia tuyển chọn:

Khi đã lựa chọn được đơn hàng phù hợp, người đăng ký đơn hàng sẽ tham gia tuyển chọn, nếu trúng tuyển, họ sẽ phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.

Bước 3: Người lao động tham gia đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

Ngay sau khi trúng tuyển, người lao động sẽ được thông báo về quy trình để có thể đi làm việc tại nước ngoài, người lao động phải tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khóa học kiến thức cần thiết gồm 74 tiết học về: quy định pháp luật liên quan của VN và nước đến làm việc, phong tục tập quán nước đến làm việc, các điều kiện hợp đồng lao động và sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh.

Người lao động đi làm việc theo hợp sẽ tiến hành ký 2 loại Hợp đồng, đó là: Hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và Hợp đồng lao động ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài, người lao động được quyền giữ 1 bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký. Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, để bảo đảm quyền lợi của mình, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các chi phí người lao động phải nộp, các điều khoản về công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài…

Bước 5: Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài:

Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị mà mình đã ký kết hợp đồng, chẳng hạn như chi phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay…

Bước 6: Xin thị thực/visa làm việc và xuất cảnh

Người lao động tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xin visa/ thị thực đi làm việc tại nước ngoài dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp XKLĐ hoặc đơn vị sự nghiệp và nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin visa/thị thực đã được nêu cụ thể ở mục 1.1 trên. Sau khi có visa làm việc, người lao động sẽ xuất cảnh sang nước tiếp nhận để làm việc theo thời hạn của Hợp đồng đã ký.

Để đi du học nước ngoài thì sẽ tiến hành theo những quy trình sau:

Bước 1. Lựa chọn quốc gia, trường, ngành học muốn đi du học

Bước 3. Đóng tiền học phí hoặc đặt cọc, nhận thư mời từ nhà trường

Bước 4. Nộp hồ sơ xin visa, điền các form theo yêu cầu từng quốc gia, tùy theo quốc gia có thể có yêu cầu phỏng vấn.

Hồ sơ đi xuất khẩu lao động:

Hiện nay, số lượng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài đang gia tăng do nhu cầu lao động tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…đang tăng lên khá nhanh, định cư diện lao động có tay nghề cao đang là xu hướng được ưa chuộng. Người lao động Việt Nam khi từ đủ 18 tuổi, có nhu cầu đi nước ngoài làm việc, sẽ tiến hành chọn một doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để lựa chọn đơn làm việc phù hợp theo hoàn cảnh thực tế, phù hợp với yêu cầu người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam và phù hợp với quy định của pháp luật.

Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những loại giấy tờ như sau:

– Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động;

– Giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;

– Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, hoặc văn bằng chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;

– Ngoài ra người lao động sẽ phải xin cấp visa/thị thực để đi làm việc tại nước ngoài, bộ hồ sơ xin visa lao động thông thường gồm các giấy tờ sau: Hợp đổng lao động mà người lao động đã ký với chủ sử dụng, Lý lịch tư pháp, Phiếu trả lời/Thư giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước/cơ quan lao động địa phương, Hộ chiếu, Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân, và các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của mỗi nước….