VinFast mới đây công bố chính thức ký kết thỏa thuận với Jospong Group of Companies, tập đoàn đa ngành hàng đầu Ghana, về việc phân phối xe điện tại thị trường Ghana và khu vực Tây Phi. Thỏa thuận đánh dấu sự hiện diện của VinFast tại châu Phi, khẳng định vị thế tiên phong của nhà sản xuất xe điện Việt Nam trong cuộc cách mạng xanh hóa giao thông toàn cầu.
Hình ảnh 999 xe điện VinFast VF8 xuất khẩu sang Mỹ
VOV.VN - Sáng 25/11, tại cảng MPC (Hải Phòng), VinFast đã tổ chức lễ xuất khẩu lô ô tô điện thông minh đầu tiên, gồm 999 chiếc VF 8 ra thị trường quốc tế.
Theo thông tin từ Reuters , VinFast đang lên kế hoạch xuất khẩu những chiếc xe điện đầu tiên sang Châu Âu trong năm nay sau khi Liên minh Châu Âu xem xét áp thuế nhập khẩu đối với các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Cụ thể, hãng xe điện này sẽ giao khoảng 3.000 chiếc ô tô đến Pháp, Đức, Hà Lan trong quý 4/2023. Như vậy công ty niêm yết trên sàn Nasdaq này nhắm tới mục tiêu tăng gấp bốn lần doanh số bán hàng của mình tại lục địa già thay vì 700 xe “khiêm tốn” trước đó.
Quyết định của VinFast được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan chức năng châu Âu đang có cái nhìn khắt khe hơn đối với các hãng sản xuất xe điện của Trung Quốc và dự kiến áp thuế nhập khẩu, qua đó tạo nên một khoảng trống trên thị trường.
Nếu hoàn thành kế hoạch, Châu Âu sẽ trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất của VinFast trong năm nay. Trước đó, doanh nghiệp này đã xuất khẩu khoảng 2.100 xe điện tới Mỹ.
Chia sẻ với Reuters , CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy xác nhận: “Chúng tôi kỳ vọng sớm bán ra các dòng xe VF8 tại Pháp, Đức và Hà Lan trong giai đoạn ba tháng cuối năm”. Trong khi đó, các mẫu xe khác như VF6, VF7 và VF9 sẽ chào sân thị trường này vào năm 2024, bà cho biết thêm.
Bà Lê Thị Thu Thủy cho biết mẫu VF8 đã được các cơ quan chức năng tại EU công nhận là đạt chuẩn các điều kiện và có thể bán được tại 27 quốc gia. Công ty cũng đang hoàn thiện các thủ tục để đạt được xếp hạng an toàn Euro NCAP.
Theo công ty tư vấn Inovev, Châu Âu là một trong những thị trường lớn của các hãng xe điện Trung Quốc với 70.000 xe đã được xuất xưởng trong 7 tháng đầu năm nay, gấp gần 3 lần cùng kỳ.
Nếu như quá trình điều tra của EU đi tới kết luận áp thuế đối với các dòng xe điện của Trung Quốc, các sản phẩm của VinFast sẽ có mức giá cạnh tranh hơn.
Mẫu VF8 của VinFast có giá khởi điểm 50.990 euro ( khoảng 54.217 USD) tại Pháp. Mẫu Tesla (TSLA.O) Y do Trung Quốc sản xuất, cũng đang bị đe dọa bởi thuế quan của EU, có giá khởi điểm từ 46.000 euro.
Việc VinFast mở rộng sang châu Âu là một phần trong kế hoạch toàn cầu bao gồm xây dựng các nhà máy mới ở Mỹ và Indonesia, đồng thời nhắm tới Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.
Ngay trước khi niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 8, công ty đã đẩy mạnh việc bán hàng trong quý 2. Đã có 11.315 xe điện được VinFast giao cho khách hàng vào cuối tháng 6, phần lớn dành cho thị trường nội địa nhờ kế hoạch bán xe cho các hãng taxi. Doanh thu quý đầu tiên của VinFast giảm 49% so với năm trước và lỗ ròng 598 triệu USD.
Cảng được VinFast lựa chọn là một trong những cảng container lớn nhất Địa Trung Hải, là cửa ngõ quan trọng để thâm nhập vào các thị trường châu Âu.
VinFast sẽ xuất khẩu lô xe điện VF 8 đầu tiên sang châu Âu vào tháng 11 tới thông qua cảng Koper của Slovenia. Hãng xe đã ký kết thoả thuận với đơn vị điều hành cảng này là công ty Luka Koper, theo Automotive Logistics.
Luka Koper sẽ cung cấp dịch vụ xếp dỡ và các dịch vụ cảng khác, gồm kiểm tra trước khi giao hàng, chăm sóc và bảo dưỡng xe, kiểm tra chất lượng và sửa chữa thân xe.
"Chúng tôi rất vui được hợp tác với Luka Koper để mở đường cho sự mở rộng của VinFast tại các thị trường châu Âu", bà Lê Thị Thu Thuỷ, Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast Auto cho biết.
“Koper - một trong những cảng container lớn nhất Địa Trung Hải, là cửa ngõ quan trọng để xe điện VinFast thâm nhập vào các thị trường châu Âu và chinh phục khách hàng. Chúng tôi tin rằng Luka Koper sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc cho chiến lược phát triển và cung ứng bền vững của VinFast”, bà Thuỷ nói.
Cảng Koper của Slovenia. (Ảnh: Luka Koper).
Cảng Koper cung cấp mạng lưới kết nối hàng hải, đường bộ và đường sắt rộng lớn. Với việc hoàn thành đường ray thứ hai dự kiến vào năm 2026, Luka Koper có kế hoạch tăng gấp đôi năng lực thông thương bằng đường sắt.
Theo người phát ngôn của Luka Koper, hiện đơn vị này đang có những nâng cấp rộng khắp trên toàn bộ mạng lưới đường sắt của Slovenia. Trong đó một số đoạn đã được hiện đại hóa và một số đoạn đang được xây dựng.
“Đó là một dự án lâu dài, nhưng chúng tôi nhận thức được rằng những công việc này là cần thiết để đưa vận tải đường sắt lên một tầm cao mới. Một động lực quan trọng sẽ được tạo ra khi tuyến đường mới Koper - Divača hoàn thành vào năm 2026”.
Hiện tại, Salloum Logistics chịu trách nhiệm vận chuyển đường bộ và đường sắt cho VinFast nhưng hãng ô tô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết họ liên tục mở rộng mạng lưới nhà cung cấp để tăng quy mô phân phối cũng như khiến nó hiệu quả hơn trong tương lai gần.
Năm ngoái, Luka Koper đã trung chuyển 801.000 phương tiện, tăng 22% so với năm trước, bất chấp sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng ở châu Âu và việc bảo trì trên mạng lưới đường sắt Slovenia.
Tháng 7 năm nay, Luka Koper cũng đã hoàn thành công việc xây dựng một nhà kho ô tô mới có sức chứa 3.500 xe.
Để hỗ trợ dịch vụ xe điện tại cảng, Luka Koper lắp đặt 29 trạm sạc với công suất 22kWh tại các địa điểm khác nhau và cho đến cuối năm nay, các trạm sạc nhanh DC (180 kWh) cũng đang được lắp đặt.
Phát ngôn viên của công ty cho biết cơ sở hạ tầng hiện tại đã sẵn sàng cho các trạm sạc bổ sung nếu cần thiết.
Bà Lê Thị Thu Thuỷ, CEO VinFast toàn cầu bên chiếc xe điện VF 9 của hãng. (Ảnh: Rest of World).
Hai công ty cho biết mối quan hệ hợp tác này sẽ tăng cường kết nối vận tải giữa cảng Koper và các cảng lớn ở Việt Nam, đồng thời phát triển hơn nữa thương mại giữa hai nước.
Theo VinFast, cảng Koper là điểm trung chuyển đầu tiên cho tàu chở hàng từ Đông Nam Á đến châu Âu qua kênh đào Suez.
Nhà sản xuất ô tô nói rằng sự hợp tác với Luka Koper sẽ giúp hãng tận dụng lợi thế của một trong những tuyến đường ngắn nhất từ Việt Nam đến châu Âu, từ đó tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển.
VinFast nói rằng Luka Koper đóng vai trò là đối tác chiến lược trong kế hoạch mở rộng vào thị trường Nam Âu nhưng họ cũng "đang tích cực tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác chiến lược khác để đặt nền móng cho sự mở rộng trong tương lai vào thị trường Bắc Âu", theo người phát ngôn của VinFast.
Cuối năm nay, hãng xe Việt Nam dự kiến sẽ giao xe cho khách hàng tại Pháp, Đức và Hà Lan.
Lô hàng tiếp theo sẽ được xuất khẩu vào quý I/2024. VinFast đã khai trương 13 showroom tại Pháp, Đức và Hà Lan, đồng thời có kế hoạch mở rộng mạng lưới bán hàng trên khắp châu Âu trong thời gian tới.
Tháng 9, dẫn nguồn tin tờ Reuters cho biết VinFast có kế hoạch xuất khẩu 3.000 chiếc VF 8 Pháp, Đức và Hà Lan trong quý IV năm nay. Nếu kế hoạch này được thực hiện, châu Âu sẽ trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất của VinFast trong năm nay.
Kế hoạch xuất khẩu xe của VinFast đặt trong bối cảnh cuộc điều tra của EU đối với các hãng xe điện Trung Quốc đã tạo ra khoảng trống tiềm năng trên thị trường.
Đầu năm nay, hãng xe của ông Phạm Nhật Vượng đã xuất khẩu khoảng 2.100 chiếc ô tô điện sang Mỹ.
Hiện thị trường chính của VinFast vẫn là Việt Nam.