Chắc các bạn cũng dễ dàng nhận ra vấn đề, trường cấp 3 tốt, hứa hẹn vào được trường Đại học tốt thì phụ huynh, học sinh sẽ càng ngày càng đổ dồn về đây. Trên thực tế, những ngôi trường tư thục tổ chức xét tuyển sớm hơn những ngôi trường THPT bình thường.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan tiếc và thương cho Thương Tín
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan được biết đến với vai Ni cô Huyền Trang trong bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam - "Biệt động Sài Gòn", do Long Vân đạo diễn. Nữ nghệ sĩ nói, vai nữ chiến sĩ biệt động Huyền Trang là "nốt thăng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật". Mỗi khi nhắc đến, trong lòng bà luôn trào dâng cảm xúc tự hào vì đã thể hiện một vai diễn có sức sống vượt thời gian.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan được biết đến nhiều với vai Ni cô Huyền Trang. Ảnh: TL
Ni cô Huyền Trang cũng là vai diễn cuối trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan. Sau thành công của "Biệt động Sài Gòn", bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu, giữ chức Phó Giám đốc Hãng phim Công an.
Đoàn diễn viên tham gia bộ phim "Biệt động Sài Gòn" thời đó giờ chỉ còn Thanh Loan, Thương Tín, Hà Xuyên, Hai Nhất. Theo Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan, cách đây khoảng 3 – 4 năm, bà mới được gặp lại các đồng nghiệp trong chương trình "Ký ức vui vẻ".
"Cách đây khoảng 3- 4 năm tôi với Hà Xuyên, Thương Tín và Hai Nhất được mời tham gia chương trình "Ký ức vui vẻ". Trong cuộc gặp gỡ đó ai cũng vui vẻ và xúc động. Ngồi chờ trong hậu trường, chúng tôi nói chuyện nhiều lắm, toàn ôn lại chuyện cũ và hỏi thăm nhau. Hồi đó, anh Thương Tín chưa có yếu và thảm như bây giờ. Mọi người gặp nhau vẫn vui vẻ và chia sẻ nhiều kỷ niệm thời đóng chung phim "Biệt động Sài Gòn". Tôi nhớ anh Thương Tín có kể thỉnh thoảng vẫn được các đạo diễn mời đóng các vai nhỏ trong vài phim", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan tâm sự với Dân Việt.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan cũng kể rằng, thời đóng chung phim "Biệt động Sài Gòn", nghệ sĩ Thương Tín rất đẹp trai, phong độ và hào quang rực rỡ lắm. Bao nhiêu cô gái và fan nữ si mê, thần tượng, hâm mộ.
"Thời đó chúng tôi không nói chuyện nhiều với nhau. Có lẽ anh Thương Tín vẫn hơi giữ kẽ với các diễn viên miền Bắc hay sao đó mà không nói chuyện nhiều. Cứ đến phim trường là vào công việc luôn. Tuy nhiên, những lúc giao lưu với mọi người trong đoàn phim thì anh Thương Tín vẫn là người rất vui vẻ, đôn hậu và tử tế. Một khi đã lao vào công việc là anh ấy cháy hết mình với đam mê. Anh ấy lúc đó là một ngôi sao sáng nhưng rất khiêm nhường và biết trước biết sau", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan chia sẻ.
Các nghệ sĩ "Biệt đồng Sài Gòn" hội ngộ trong chương trình "Kỳ ức vui vẻ". Ảnh: TL
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan trải lòng với Dân Việt rằng, những ngày qua bà có theo dõi các thông tin về nghệ sĩ Thương Tín trên mạng xã hội và báo chí. Bà cảm thấy tiếc và thương cho đồng nghiệp của mình vì những năm tháng tuổi già lại quá long đong, lận đận.
"Tôi thấy thương và tiếc cho anh Thương Tín. Anh ấy từng là một tên tuổi lừng lẫy của làng điện ảnh mà bây giờ lại ra thế. Cuộc đời "bèo dạt mây trôi" quá. Ngày xưa, Thương Tín được xem như "tài tử" của làng điện ảnh. Phim nào cũng muốn anh ấy tham gia vì có anh ấy tham gia thì phim mới hút khách. Và quả thật, phim nào Thương Tín tham gia cũng đều "thắng lớn" cả", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan bày tỏ.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan tâm sự, 38 năm đã trôi qua, lứa khán giả của "Biệt động Sài Gòn" khi xưa giờ đã lớn tuổi, đã lên ông lên bà nhưng nhiều người vẫn nhớ tới bà, vẫn gọi bà là Ni cô Huyền Trang mỗi khi gặp. Thậm chí, hồi xưa, nhiều người vì quá yêu nhân vật Huyền Trang nên lấy tên đó để đặt tên cho con mình dù cuộc đời nhân vật này cũng thăng trầm, sóng gió…
Trước khi nổi tiếng với phim "Biệt động Sài Gòn", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan từng góp mặt trong nhiều bộ phim như: "Bài ca ra trận", "Tuổi thơ", "Bản đề án bị bỏ quên", "Phương án ba bông hồng"… Sở nhan sắc xinh đẹp, dịu dàng nên Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan thường xuyên được giao những vai cô giáo, giao liên, kỹ sư… hiền lành, nhẹ nhàng.
Thời điểm tham gia phim "Biệt động Sài Gòn", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan đã có gia đình, đang làm đạo diễn cho Truyền hình an ninh. Trong chuyến đi công tác vào TP.HCM năm 1984, bà tình cờ gặp họa sĩ Trịnh Thái - người thiết kế mỹ thuật chính của phim.
Nghe họa sĩ nói chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang dù phim đã quay một năm nay, bà liền đề xuất cho mình đọc kịch bản. Nhận thấy nhân vật có cá tính nổi bật, Thanh Loan quyết định xin phép cơ quan đi làm phim.
Để hoàn thành vai diễn, Thanh Loan phải cắt đi mái tóc dài bởi ngày xưa không có mũ cao su để nịt đầu. Tiếp đó, bà vào chùa Dược Sư ở 1 tuần; ăn cơm chay và tập cách tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông; cách đi khất thực để giống như một người tu hành. Mặt khác, bà tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ…
Có cả quá trình đóng góp và cống hiến nhưng vẫn chưa được phong Nghệ sĩ Nhân dân
Mặc dù có rất nhiều cống hiến và đóng góp cho sân khấu, cho điện ảnh Việt Nam nhưng đến bây giờ nghệ sĩ Thanh Loan vẫn chưa được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân. Năm 2021, sau khi đọc Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú"… xét thấy mình nằm trong diện "trường hợp đặc biệt dành cho các nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng" nên bà đã làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trong đợt xét tặng lần thứ 10. Hồ sơ của bà đã được Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp Bộ và Hội đồng cấp chuyên ngành thông qua. Nhưng lên đến Hội đồng cấp Nhà nước thì hồ sơ của bà bị đánh trượt.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan có một quá trình dài cống hiến nhưng vẫn chưa được phong Nghệ sĩ Nghệ dân. Ảnh: TL
Rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối cho Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan vì bề dày thành tích, quá trình cống hiến và tên tuổi của bà đều được đồng nghiệp lẫn khán giả biết rất rõ. Trong suốt quá trình làm nghề, bà luôn để lại dấu ấn với các vai diễn, cả trên lĩnh vực sân khấu lẫn điện ảnh. Ngay cả đến lúc về hưu, bà vẫn tiếp tục cống hiến trong vai trò Quyền Chủ tịch của Hội điện ảnh Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Phó Chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội.
Hỏi Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan về ý định có tiếp tục làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào đợt tới, bà cho Dân Việt biết sẽ không bao giờ làm hồ sơ nữa. Năm nay, bà cũng đã ngoài 70 tuổi, không muốn mình tổn thương bởi những điều vô lí. Đã lâu lắm rồi, bà không còn bận tâm với chuyện danh hiệu, bởi với bà, danh hiệu cao quý nhất là được sống mãi trong lòng nhân dân. Nhân dân ghi nhớ từng vai diễn của bà, nhận ra bà mỗi khi gặp mặt. Với bà, đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải danh hiệu nào cũng mang đến được.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan sinh năm 1951 trong gia đình có 8 anh em, không ai làm nghệ thuật. Tuổi thơ của nữ nghệ sĩ gắn bó với con phố Hàng Da (Hà Nội). Năm 15 tuổi, nghệ sĩ Thanh Loan đã nổi tiếng trong khu phố khi vừa xinh đẹp, ngoan hiền lại hát hay. Tháng 2/1967, bà nhập ngũ trường Nghệ thuật Quân đội, theo học lớp diễn viên rồi về công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.
Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước, Nghệ sĩ Ưu tú cho 102 nghệ sĩ trên các lĩnh vực: Âm nhạc, Điện ảnh, Múa; Sân khấu, Phát thanh – Truyền hình. Các nghệ sĩ được vinh danh vì đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Theo đó, tỉnh Nghệ An có 3 nghệ sĩ được vinh danh lần này gồm nghệ sĩ Quế Thị Thương thuộc lĩnh vực âm nhạc; nghệ sĩ Nguyễn Thị Huế (Thiên Huế) và nghệ sĩ Hồ Văn Thông thuộc lĩnh vực sân khấu. 3 nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến cho ngành nghệ thuật tỉnh nhà với những tiết mục xuất sắc và vai diễn đạt hiệu ứng cao.
Nghệ sĩ Quế Thương là ca sĩ về Đoàn Ca múa dân tộc nay thuộc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh từ năm 2002. Trong suốt chặng đường công tác, nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến vượt trội.
Năm 2004, đoạt huy chương vàng Hội thi Tiếng hát Học sinh - sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc và triển lãm mỹ thuật.
Năm 2015, đoạt huy chương vàng đơn ca "Lời ru nguồn cội" tại Hội thi ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa thông tin và Thể thao tổ chức.
Năm 2016 đoạt giải A với tác phẩm "Có một miền quê trong tôi" do Trung ương Hội nhạc sĩ Việt Nam trao tặng.
Năm 2018, đoạt huy chương vàng với tác phẩm "Thương ôi phận gái" tại Hội thi ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Huế (Thiên Huế) là diễn viên có nhiều cống hiến trong lĩnh vực sân khấu. Chị đã có nhiều vai diễn xuất sắc với giọng hát ngọt ngào thiên bẩm và khả năng diễn xuất sắc.
Năm 2010, đoạt huy chương bạc vai Linh trong "Một cây làm chẳng lên non" tại Hội diễn Tuồng và dân ca kịch toàn quốc.
Năm 2013, đoạt huy chương vàng vai Hương Ly trong vở "Đường đua trong bóng tối" tại Hội diễn Tuồng và dân ca kịch toàn quốc.
Năm 2014, đoạt danh hiệu Diễn viên xuất sắc do Hội Nhạc sĩ sân khấu Việt Nam trao tặng.
Năm 2016, đoạt huy chương vàng vai Nhung trong vở "Thầy và trò" tại Hội diễn Tuồng và dân ca kịch toàn quốc.
Năm 2019, đoạt huy chương vàng vai Lê Quốc phu nhân trong vở "Cương quốc công Nguyễn Xí" tại Liên hoan Tuồng và dân ca kịch toàn quốc.
Nghệ sĩ Hồ Văn Thông (Minh Thông) là nghệ sĩ xuất sắc của Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, nay là Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh. Minh Thông chuyên vào vai các danh nhân, chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng kiên trung bởi khả năng diễn xuất tốt, giọng hát đầm ấm ngọt ngào và khuôn hình sáng sân khấu. Anh đã có nhiều cống hiến cho sân khấu dân ca kịch.
Năm 2018, đoạt huy chương vàng vai Quan cận thần trong vở "Quyền uy và tội ác" tại Liên hoan Tuồng và dân ca kịch toàn quốc.
Năm 2019, đoạt huy chương vàng vai Cương quốc công Nguyễn Xí tại Liên hoan Tuồng và dân ca kịch toàn quốc...
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú”
Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú được xét tặng cho đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, Phát thanh truyền hình đạt các tiêu chuẩn sau:
* Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.
* Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ.
* Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 10 năm trở lên.
* Đạt một trong các tiêu chí sau:
- Có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia (trong đó có 1 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 89/2014/NĐ-CP.
- Có ít nhất 01 giải Vàng quốc gia và 2 giải Bạc quốc gia (trong đó có 1 giải Vàng là của cá nhân).
TT - LTS: Chương trình Gương mặt thân quen mùa thứ hai đã có một đêm chung kết (14-6) thu hút đông đảo khán giả theo dõi, và tiết mục đem lại giải quán quân cho thí sinh Hoài Lâm đã để lại một dấu ấn đẹp cho chương trình cũng như làm “dậy sóng” cộng đồng mạng.
Nét đẹp Thanh Nga qua ống kính nhiếp ảnh gia Thanh Chi. Thập niên 1970, ngoài ca cổ, bà còn nổi tiếng ở mảng điện ảnh, là gương mặt được hâm mộ qua các phim "Loan mắt nhung", "Xa lộ không đèn", "Sau giờ giới nghiêm", "Lan và Điệp". 46 năm qua, đông đảo người mộ điệu vẫn tiếc thương khi danh ca đột ngột qua đời (ngày 26/11/1978), lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Chúc mừng bạn đã thêm playlist Nghệ sĩ Thanh Nga (Nữ hoàng sân khấu cải lương) thành công
Một nhân vật đầy quyền lực của âm nhạc Việt, và sở hữu một profile mà các nhạc sĩ khác cũng mơ ước.
Hồ Hoài Anh là một "con nhà nòi" của âm nhạc Việt. Mẹ của anh là NSND Thanh Tâm - nữ NSND đầu tiên của Việt Nam được ghi nhận thành danh với loại nhạc cụ đàn bầu. Bà cũng từng giữ vị trí Trưởng khoa Nhạc cụ dân tộc tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia việt Nam.
Hồ Hoài Anh và mẹ của anh - NSND Thanh Tâm.
Chính nhờ sinh trưởng trong một "cái nôi âm nhạc" với nền tảng vững vàng, "cu Tí" - biệt danh của Hồ Hoài Anh - nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao đầy tiềm năng của âm nhạc Việt Nam.
13 tuổi, Hồ Hoài Anh đại diện Việt Nam sang Nhật tham gia Festival Âm Nhạc Thiếu Nhi Châu Á. Vừa tròn 18 tuổi, anh đoạt được giải Nhất cuộc thi Độc Tấu Nhạc Cụ Dân Tộc Toàn Quốc.
20 tuổi, Hồ Hoài Anh đã may mắn được đem cây đàn bầu đi lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Những tư liệu âm nhạc đa quốc gia ấy đã được chàng nhạc sĩ trẻ chắt chiu, cóp nhặt làm "của để dành" dùng cho sự nghiệp sáng tác sau này.
Hồ Hoài Anh là người rất thực tế, không ngại va chạm, học hỏi và rất gần gũi. Từ chuyên ngành đàn bầu, anh theo đuổi "nghiệp" phòng thu, trở thành nhạc sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng, và hiện tại trở thành nhà sản xuất, đạo diễn chương trình có tiếng của Hà Nội.
Thói quen sáng tác của Hồ Hoài Anh gắn liền với cảm xúc. Phần nhiều những bài hát đóng mác Hồ Hoài Anh thường được sáng tác phần nhạc trước, sau đó anh thêm thắt phần lời rồi mới nghĩ đến tên.
Thế nhưng, càng ngày anh càng viết đều tay và đa dạng về phong cách. Sở trường vốn dĩ là ballad, nay chuyển sang viết rock, sáng tác cả R&B và punk...
Người hâm mộ vẫn biết tới Hồ Hoài Anh qua những ca khúc nhạc trẻ mà anh sáng tác như Dẫu Có Lỗi Lầm, Giọt Sương Và Chiếc Lá, Gánh Hàng Rau, Nuối Tiếc... và công việc giám đốc âm nhạc, nhà sản xuất hoặc giám khảo của nhiều chương trình lớn nhỏ.
Vào năm 2016, thông tin anh là một trong hơn 300 nghệ sĩ được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) khiến nhiều khán giả bất ngờ.
"Có được danh hiệu NSƯT hay NSND là niềm mơ ước của bất cứ nghệ sĩ nào ở Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc và tự hào khi được nhà nước phong tặng danh hiệu đợt này", nhạc sĩ Tình Yêu Muôn Màu chia sẻ.
Mỹ Tâm và Hiền Thục cũng từng thể hiện nhiều ca khúc đình đám của Hồ Hoài Anh.
Anh góp phần không nhỏ trong việc tạo nên những ca khúc đình đám của các ca sĩ tên tuổi như: Hiền Thục, Lưu Hương Giang, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh… Thậm chí, Hồ Hoài Anh còn đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc của một chương trình về Rap trong sự "nghi hoặc" của nhiều khán giả.
Chia sẻ về điều này, nam nhạc sĩ bộc bạch: "Đã là người sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp thì đứng trước một "đơn hàng" dù khó nhằn như thế nào thì cũng không được phép lắc đầu bó tay.
Một producer tốt là cần phải biết vai trò của mình là gì để vừa có thể giữ được dấu ấn riêng của ca sĩ mà vẫn phù hợp với thị hiếu của người nghe".
Luôn theo sát và ủng hộ người bạn đời trong mọi hoạt động nghệ thuật, nhưng Hồ Hoài Anh lại khá hạn chế sánh đôi cùng Lưu Hương Giang. Anh chọn làm hậu phương cho vợ, đứng sau âm thầm tại nên những bản hit làm nên tên tuổi của nữ ca sĩ.
Năm 2004, Lưu Hương Giang gây ấn tượng trên sân khấu Sao Mai điểm hẹn, sau đó chính thức đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Nữ ca sĩ hợp tác ăn ý với chồng - nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và cho ra đời nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng như Tôi Là Lưu Hương Giang, Cải Bắp, Chuyển Động,…
Được coi là cặp vợ chồng đẹp đôi nhất nhì showbiz Việt nhưng vài năm trước cả showbiz Việt "dậy sóng" khi trên mạng lan truyền tin đồn cặp đôi Giang - Hồ đã ly hôn.
Bản thân người trong cuộc cũng lên tiếng thừa nhận nhưng sau khi trải qua sóng gió, cả hai đều cảm thấy không thể thiếu nhau và quyết định tái hợp.
Chia sẻ về Hồ Hoài Anh trong bản live session mới nhất, Lưu Hương Giang khẳng định: "Xuất hiện bên cạnh nhau mười mấy năm, không biết có nhàm chán hay không. Nói lời cảm ơn thì hơi khách sáo. Nhưng anh là người đàn ông song hành cùng tôi và chúng tôi giúp nhau tốt lên mỗi ngày".
Nói về quan điểm của bản thân trong việc làm nghề, Hồ Hoài Anh tâm sự: "Tôi nghĩ ai cũng có thể chọn cho mình một con đường đi và cách sống, cho dù bạn ở đâu.
Ai cũng bảo làm nghề showbiz ồn ào, nhưng tôi không chọn con đường đó, nên không có gì bất an. Tôi rất thoải mái khi làm công việc này mà không phải kiêng dè gì. Nếu bị kéo vào những ồn ào, tôi sẽ bỏ ngoài tai, bởi nếu mình không tạo ra nó thì cần gì phải quan tâm đến nó.
Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh sinh năm 1979 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Từ năm 8 tuổi, anh bắt đầu làm quen với đàn bầu. Tiếng đàn của mẹ - NSND Thanh Tâm - đã truyền cho anh ngọn lửa đam mê với cây độc huyền cầm. Sau này, anh cũng kế thừa cây đàn gắn liền với mẹ mỗi giờ lên lớp.
Một câu trả lời khiến nhiều khán giả vẫn chưa thực sự thỏa mãn của Nam Em.
Một nhân vật đã lâu không xuất hiện nhưng được nhiều giảng viên thanh nhạc gọi bằng thầy.
Đồng thời, nhiều khán giả cũng đưa ra nhận định rằng màn đổi hit này đã tạo ra hai trường hợp, một bên "phá hit" và bên còn lại "nâng tầm hit".
https://thuonghieuvaphapluat.vn/chan-dung-nhac-si-ho-hoai-anh-la-nghe-si-uu-tu-hit-maker-cua-my-tam-hien-thuc-vz40924.html
Nghệ sĩ Kim Hương sinh năm 1952, quê ở xã An Phú Tây, Bình Chánh, là một nghệ sĩ cải lương từng thay thế Thanh Nga đóng vai Dương Vân Nga năm 1978. Kim Hương còn biết đến rộng rãi trong làng nhạc vàng miền Nam trước 1975 với cái tên Ngọc Tuyền, đã hát chung với Chế Linh trong các bài hát Đêm Gọi Người Yêu:
Em ngồi ôm nỗi niềm ưu phiền Buồn vì mưa rơi giận anh không đến Cho dù anh có nhớ hay quên Sớm mai em bắt anh đền Bằng trăm ngàn nụ hôn trìu mến…
Khi lên 10 tuổi, Kim Hương đã say mê tiếng hát của nữ nghệ sĩ Thanh Nga nên đã nài nỉ cha mẹ cho theo học ca cổ nhạc. Sau đó cô may mắn được nhạc sĩ Út Trong nhận làm đệ tử và được học tất cả bài bản nhỏ của sân khấu trong hai năm. Cũng chính nghệ sĩ Út Trong đã đặt cho cô nghệ danh Kim Hương.
Tuy vẫn ở nhà trường học văn hóa, mỗi lần nghe lại bản vọng cổ “Lắng Tiếng Chuông Ngân”, Kim Hương luôn cảm thấy như có tiếng gọi nào đó thôi thúc mình bước vào nghề sân khấu, và đến năm 12 tuổi thì cô được toại nguyện với sự đồng ý của cha mẹ. Thân phụ Kim Hương vốn quen thân với một giám đốc ngân hàng, là chồng của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Bích Thuận, nên đã gởi gắm cô vào đoàn Thăng Long Huỳnh Thái ở rạp Aristo, nơi Bích Thuận đang là đào chánh tại đây.
Sau đó Kim Hương được nghệ sĩ Bích Thuận nhận làm con nuôi và hướng dẫn diễn xuất qua các vai đào con trong vở Giông Tố Đêm Thu, Phấn Hương… Chỉ hai tháng sau Kim Hương lại rời sân khấu vì còn quá nhỏ.
Cô lại về nhà tiếp tục học thêm cổ nhạc với nhạc sĩ Hai Khuê, rồi lại được thầy giới thiệu cô vào học khóa đàn tranh ở trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ và học ca thêm các bài bản lớn. Sau khi ra trường, một năm sau, 1967, Kim Hương đi theo Bích Sơn hát ở đoàn Trăng Mùa Thu của bầu Nho, qua các vở diễn: Qua Mùa Giông Tố, Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà, Công Chúa Thủy Tề, Bà Chúa Đền Vàng… Đoàn có những nghệ sĩ như Bích Sơn, Thanh Kim Lệ, Như Hà, Như Hạnh, Đắc Thành, Kiều Trúc Phương, Hoài Trúc Phương…
Đầu năm 1968, Kim Hương đã được 16 tuổi, đoàn Kim Chưởng mời cô về cộng tác, vừa tập vở “Người Nhạn Trắng”, chưa hát được thì đúng dịp Tết Mậu Thân, đoàn phải tạm ngưng hoạt động. Khi đoàn hát trở lại, Kim Hương đã tham gia những vở: Người Nhạn Trắng, Một Cành Miên Hương, Con Trai Người Nhạn Trắng, Hắc Long Huyết Trận, Chín Đường Tuyệt Kiếm, Hoa Biển… Đoàn Kim Chưởng là đoàn vốn lưu diễn thường xuyên, ít khi ở lâu tại Sài Gòn, nên đầu năm 1969 song thân Kim Hương không cô theo đoàn nữa. Cô rời đoàn rồi sau đó cộng tác với chương trình tivi của Thanh Tòng qua vài vở Hồ Quảng…
Năm 1972, sinh hoạt sân khấu cải lương bị bế tắc, các rạp hát bị phim chưởng lấn chiếm hết, nghệ sĩ sân khấu phải đi đóng phim, hát ở các show tivi, đại nhạc hội để kiếm sống. Kim Hương ghi danh theo học ca tân nhạc ở lớp nhạc Lê Minh Bằng ờ đường Hai Bà Trưng. Cô được thầy chọn nghệ danh là Ngọc Tuyền, cùng học tân nhạc với cô còn có Tài Lương, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh, Trang Mỹ Dung… Bấy giờ, lớp nhạc Lê Minh Bằng có lập thêm quán ca nhạc “Làng Văn” ở đường Phan Kế Bính để cho các học viên có môi trường hoạt động, luyện tập nghề nghiệp vững vàng.
Một năm sau, thấy nữ ca sĩ Ngọc Tuyền đã được nhiều người ưa thích, giọng ca và kỹ thuật khá điêu luyện qua những bản như: Sang Ngang, Nắng Chiều, Đường Xưa Lối Cũ, Thôi, Tà Áo Cưới, Hai Mùa Mưa, Kiếp Nghèo, Phố Buồn… các thầy của cô mới giới thiệu cô qua hát ở nhà hàng ca nhạc Pha Lê ở đường Công Lý. Nhạc trưởng của vũ trường là Huỳnh Hiếu (con của nghệ sĩ Tư Chơi, Huỳnh Thủ Trung) đã hướng dẫn thêm cho Ngọc Tuyền về nghề nghiệp.
Sau đó bà Hai Hà, vợ của Huỳnh Hiếu, xem Ngọc Tuyền hát thấy cô có vẻ quen quen, rồi nhớ lại đây chính là cô đào hát trong vở Hồ Quảng của Thanh Tòng trên tivi, gương mặt lại giống người Trung Hoa mới có sáng kiến khuyên cô nên đi học ca tiếng Hoa vốn rất được ưa thích lúc bấy giờ ở các phòng trà ca nhạc vũ trường, bởi vì ca sĩ hát tiếng Pháp, tiếng Anh đã có quá nhiều. Thế là từ đó Ngọc Tuyền tập thử ca vài bài tiếng Hoa với bộ đồ sẩm duyên dáng, quả nhiên đã thành công một cách bất ngờ, nổi danh qua các bản nhạc Hoa lời Việt là Bao Giờ Anh Trở Lại, Hải Âu Phi Xứ, Mùa Thu Lá Bay, Nước Mắt Người Yêu, Tình Yêu Lamona, Mỹ Lan Mỹ Lan…
Nhờ vậy mà Ngọc Tuyền được mời hát ở nhiều phòng trà, vũ trường như Tự Do, Palaco, Are-En-Ciel, Bách Hỷ, Mỹ Mãn, Liberty… Ngọc Tuyền ca tiếng Hoa thạo đến nỗi có nhiều người tưởng rằng cô là người Trung Hoa chứ không ai nghĩ cô là người Việt Nam.
Từng rèn luyện gần 10 năm ở sân khấu cải lương, nhưng cô hoạt động tân nhạc như vậy cho tới 1975. Cũng trong thời gian này, cô đã có cơ duyên quen biết thân tình với vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.
Một thời gian sau biến cố 1975, đoàn Thanh Minh được tái lập và thành công qua hai tiết mục đầu tiên: Tấm Lòng Của Biển, Hoa Mộc Lan. Đến khi tập vở thứ ba là “Bên Cầu Dệt Lụa”, Thanh Nga vào vai Quỳnh Nga, Bạch Lê vai công chúa Bích Vân, các vai khác đều có đủ, chỉ thiếu người đóng vai Tiểu Loan. Vì vậy mà vở diễn bị tạm ngưng tập dợt để tìm người thử vai này.
Lúc này nghệ sĩ Thanh Nga đến thắp hương nơi bàn thờ của người em Đào Mai Tiên, khấn rằng kể từ lúc đó, nếu có nữ nghệ sĩ nào đến đoàn Thanh Minh Thanh Nga trước tiên thì cô nhận ngay cho đóng vai Tiểu Loan.
Cùng lúc đó, Kim Hương nhớ nghề, nhớ sân khấu cải lương, và nhớ lại lời hẹn của Thanh Nga trước đây: Bao giờ cải lương phồn thịnh trở lại thì hãy đến tìm…
Kim Hương đến thăm nữ nghệ sĩ Thanh Nga đúng vào lúc sau khi Thanh Nga khấn nguyện. Thanh Nga vừa xúc động vừa vui mừng nhận ngay Kim Hương vào đoàn Thanh Minh và ngay hôm sau được nhận vai Tiểu Loan. Đoàn bắt đầu dàn dựng vở “Bên Cầu Dệt Lụa” ra mắt khán giả sau đó. Thế là Ngọc Tuyền trở lại với nghệ danh sân khấu cải lương Kim Hương.
Tiếp theo Kim Hương đã tham gia trong rất nhiều tuồng cải lương khác của đoàn Thanh Minh: Tiếng Trống Mê Linh (vai Nàng Tía), Tấm Lòng Của Biển (vai Xuân), Hoa Mộc Lan (vai Thu Sương), Bài Thơ Trên Cánh Diều (vai Tiểu Thơ), 20 Ngày Sống Trong Tình Yêu (vai Mai), Sau Ngày Cưới (vai Hạnh)… Riêng vở nổi tiếng Thái hậu Dương Vân Nga của Ca Lê Hồng dàn dựng, Kim Hương vào vai bà Đinh Điền, còn nghệ sĩ Thanh Nga vai Thái hậu.
Sau khi Thanh Nga đột ngột qua đời năm 1978, có nhiều người nghĩ rằng sẽ có một ngôi sao nào đó sẽ được mời về đoàn Thanh Minh thế vai Thanh Nga để tiếp tục công diễn vở “Thái hậu Dương Vân Nga”. Nhưng các quan chức của Sở VHTT sau khi xem truyền hình chiếu lại vở “Tiếng trống Mê Linh” đã thuyết phục trưởng đoàn là bà Nguyễn Thị Thơ nên để cho nghệ sĩ trong đoàn Thanh Minh lên thay vai Thanh Nga hơn là tìm người ngoài đoàn, và người được chọn chính là nghệ sĩ Kim Hương. Đề nghị này đã được đoàn chấp thuận và đạo diễn Huỳnh Nga đã giúp đỡ Kim Hương cố gắng diễn đạt vai Thái hậu.
Kim Hương được đánh giá là đạt được 50-70% nét diễn của Thanh Nga trong vai Thái hậu Dương Vân Nga. Lúc bấy giờ có nhiều người hỏi cảm nghĩ của Kim Hương sau vai diễn quan trọng này, cô đã từng phát biểu:
“Tôi đã không nghĩ rằng đóng được vai Thái hậu, vì nhu cầu bức thiết của hoàn cảnh đoàn, tôi đã cố gắng không sợ sệt cũng vì thương nhớ người chị tình thân Thanh Nga, nhất là tập thề đoàn giúp đỡ tôi, họ không sợ sệt thì tôi phải xứng đáng với sự giúp đỡ đó. Với quần chúng khán giả ủng hộ đông đảo và nồng nhiệt, tôi vui mừng phấn khởi, khi diễn tôi không cỏn nghĩ tôi là tôi nữa, mà như có chị Thanh Nga lảng vãng đâu đây, hay có Thanh Nga một phần trong tôi rồi màn buông xuống tôi mới sực tỉnh thấy lại mình là Kim Hương…”
Tuy nhiên, sự cố gắng của một người có đạt được thành tựu hay không, đôi khi còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh có thuận lợi hay không. Và sự nghiệp của nữ nghệ sĩ Kim Hương đã không được thuận buồm xuôi gió thời gian sau đó, nên đầu năm 1980 cô đành rời đoàn về nghỉ ở nhà một thời gian.
Năm 1981, nữ nghệ sĩ Kim Hương đi tỉnh hát ở đoàn Tiếng ca sông Cừu, hát chung với Minh Vương, Phú Quý, Hồng Nga… Nhưng vì đoàn này cứ đi lưu diễn xa dài ngày nên cô nghỉ hát về Sài Gòn cộng tác với các show tạp kỹ, đến năm 1982 cô về cộng tác với đoàn Trúc Giang, sau đó là Phước Chung.
Năm 1983, Kim Hương chính thức cộng tác với đoàn cải lương Long An I (Trưởng đoàn là Năm Vui), diễn qua những vở như: Khách Sạn Hào Hoa, Bạch Viên Tôn Các, Tình Ca Biên Giới, Cánh Hoa Trong Bão Táp, Trương Chi Mỵ Nương, Đất Và Hoa. Sau đó cô rời đoàn Long An I về hát đoàn Trung Hiếu (1986) qua các vở: Sóng Gió Cuộc Đời, Hương Lúa Tình Quê, Trận Tuyến Thầm Lặng, rồi một năm sau Kim Hương rời đoàn ở nhà dưỡng bệnh.
Đến năm 1989 cô trở lại đoàn Hương Mùa Thu diễn qua những vở: Lửa Phi Trường, Bão Lửa, Điệp Khúc Hương Cau, Bức Họa Mùa Xuân, Bến Đò Tao Ngộ… Thế rồi cũng vì đoàn này cứ lưu diễn miền xa nên Kim Hương đã rời đoàn một năm sau đó.
Billy Trương Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Tính từ này dùng kèm với danh từ chỉ người, nhân vật.
14:54 16/02/2022 1094
Sáng 16/2, UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2022.
Hòa chung trong không khí náo nức của ngày hội tòng quân, cùng hơn 4.300 thanh niên Thủ đô tiêu biểu, 246 thanh niên huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hồ hởi tham gia Lễ giao nhận quân năm 2022, sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ Tổ quốc và Nhân dân giao phó.
246 thanh niên huyện Chương Mỹ tham gia Lễ giao nhận quân năm 2022
Dự buổi lễ có các đồng chí Nguyễn Quang Đức, Thành ủy viên, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội; Chu Hồng Minh, Ủy viên BTV Trung ương đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội; Đại tá Doãn Kim Tuyến, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô; Nguyễn Văn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ; Trịnh Tiến Tường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chương Mỹ; Nguyễn Đình Hoa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ.
Đồng chí Nguyễn Quang Đức, Thành ủy viên, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội tặng hoa và động viên các tân binh lên đường nhập ngũ
Đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên BTV Trung ương đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội tặng hoa và động viên các tân binh lên đường nhập ngũ
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ tặng hoa và động viên các tân binh lên đường nhập ngũ
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đình Hoa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ nhấn mạnh: Công tác tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân hằng năm là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng của các địa phương, đơn vị.
Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ của huyện Chương Mỹ năm 2022 đã được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả. Toàn huyện đã lựa chọn được 198 thanh niên ưu tú lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và 48 bạn trẻ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân.
Lãnh đạo huyện Chương Mỹ tặng hoa và quà cho các đơn vị tiếp nhận tân binh
Các bạn trẻ được vinh dự đứng trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân, là lực lượng thường trực huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù, bảo vệ cuộc sống hòa bình, yên vui cho Nhân dân.
Theo đồng chí Nguyễn Đình Hoa, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp; Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bạo loạn, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi. Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hòng “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu hết sức.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đình Hoa mong muốn các tân binh sẽ nhanh chóng hòa mình vào môi trường công tác mới, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; Nêu cao ý thức trong huấn luyện, rèn luyện, không lùi bước trước khó khăn; Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các phường, cơ quan doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho các gia đình có con em nhập ngũ, chăm lo những gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn.
Các gia đình phối hợp với đơn vị và địa phương, tiếp tục giáo dục động viên, giúp đỡ con em mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; Phát huy truyền thống của Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân Việt Nam anh hùng, tô thắm truyền thống và sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
Tân binh Hoàng Văn Thịnh, công dân xã Đồng Phú, phát biểu cảm tưởng
Thay mặt các tân binh lên đường nhập ngũ, tân binh Hoàng Văn Thịnh, công dân xã Đồng Phú bày tỏ sự vinh dự, tự hào khi được thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý của Tổ quốc; Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Một số hình ảnh khác tại chương trình:
Thành Trung, ảnh Vương Đức (Báo Tuổi trẻ Thủ đô)
Link: https://tuoitrethudo.com.vn/246-thanh-nien-uu-tu-huyen-chuong-my-tu-hao-thuc-hien-nhiem-vu-thieng-lieng-bao-ve-to-quoc-189962.html
Nếu như các bạn học sinh cấp 3 tại Hàn đang phải đấu tranh phấn đấu được vào các trường Đại học thì các em học sinh cấp 2 tại đây cũng có một cuộc đua khác – cuộc đua để vào được những ngôi trường “ưu tú”.