Nền Kinh Tế Nhật Bản Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Như Thế Nào

Nền Kinh Tế Nhật Bản Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Như Thế Nào

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh: TTXVN

Đồng yên giảm hơn 18% trong năm 2022 và 2023 so với USD, trong đó mất khoảng 7% riêng trong năm 2023 do Ngân hàng Nhật Bản đã duy trì lãi suất âm, đi ngược lại với xu hướng chung của các ngân hàng trung ương khác là liên tiếp tăng lãi suất.

Cả hai nền kinh tế đều phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đối mặt nhiều vấn đề lớn, nhưng Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn Đức do tình trạng thiếu lao động trầm trọng khi dân số giảm và tỷ lệ sinh rất thấp.

Ấn Độ, với dân số trẻ đang phát triển và tốc độ tăng trưởng cao hơn, được dự đoán sẽ vượt qua cả Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này.

Theo dữ liệu sơ bộ do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, dù trong năm 2023 nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,9%, nhưng trong quý IV năm 2023 đã suy giảm 0,1%. Đây là quý thứ hai liên tiếp sản lượng giảm sau mức giảm 0,8% trong quý III năm 2023.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết Chính phủ nước này sẽ tăng chi tiêu quốc phòng để đạt mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về việc dành 2% GDP cho quốc phòng.

Một cuộc khảo sát được thực hiện trong khuôn khổ báo cáo Chỉ số An ninh Munich 2024 (Munich Security Index 2024) cho thấy người Đức không còn coi Nga là kẻ thù số một.

Chiến tranh Thái Bình Dương được viết dưới dạng ký sự lịch sử, chủ yếu cung cấp những diễn biến lịch sử quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương của Chiến tranh thế giới thứ 2.

Không chỉ tái hiện lại khá đầy đủ bức tranh chiến trận khắc nghiệt, Chiến tranh Thái Bình Dương đã phần nào thể hiện được tinh thần samurai mạnh mẽ đến mức cực đoan của Nhật Bản.

Sự trung thành bất diệt của tinh thần võ sĩ đạo, điều làm nên tinh thần Nhật Bản, đã từng khiến Nhật Bản rớt xuống hố đen tuyệt vọng trong ảo mộng chiến tranh, cũng chính là sức mạnh khiến Nhật Bản vùng lên mạnh mẽ, khiến cả thế giới kinh ngạc.

Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu từ Trân Châu Cảng, do Thủy sư Đô đốc Isoroku Yamamoto lên kế hoạch.

Cuốn sách Chiến tranh Thái Bình Dương.

Tháng 4/1941, kế hoạch của Yamamoto chính thức được mang mật danh là “Chiến dịch Z”. Sau nhiều hội nghị và tranh cãi, đến đầu tháng 11, lực lượng của hạm đội hàng không số 1 đã tập trung ở thành phố cảng Kagoshima.

Kể từ đêm 18/11, bốn đội tàu ngầm lần lượt xuất phát tiến về phía quần đảo Hawaii. 6h sáng ngày 26/11, toàn bộ lực lượng đặc nhiệm của Z đã nhổ neo bước vào chiến dịch.

Đúng 7h 53, thời khắc chuẩn bị cho trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng đã hoàn tất, “cuộc tấn công đảm bảo hoàn toàn bất ngờ”.

Tấn công vào Trân Châu Cảng, quân Phiệt Nhật đã chính thức gây chiến trên mặt trận Thái Bình Dương, mở màn cho những năm chiến tranh đau thương, chết chóc.

Quân phiệt Nhật lần lượt đánh chiếm Mã Lai, Thái Lan, Singapore, Hong Kong, Philippines, Miến Điện… Vào giữa tháng 3/1942, Nhật Bản đã giành thắng lợi trên nhiều chiến trường ở Đông Nam Á.

Từ Đông Nam Á và tây Thái Bình Dương, các lực lượng Nhật Bản liên tục tiến xa mãi về phía Nam, càng uy hiếp Úc nặng nề hơn.

Đầu tháng 5/1942, “chiến dịch MO” do Phó Đô đốc Shigeyoshi Inoue chỉ huy bắt đầu được thực hiện nhằm đánh chiếm hải cảng Moresby trên bờ nam đảo Guinea, thuộc biển San Hô, nhưng chiến dịch này, Nhật đã “không gặp may”.

Lần đầu tiên kể từ Trân Châu Cảng, một cuộc tiến công của Nhật đã bị đánh bại. Đây chính là những báo hiệu cho sự bại trận sau này của Đế quốc quân phiệt Nhật.

Kế tiếp, sự thất bại của trận đánh Midway đã khiến Hải quân Hoàng gia mất đi “quả đấm thép”. “Người Mỹ bảo vệ được “con đê” của họ, giữ được quyền kiểm soát Thái Bình Dương và từ nay không lùi bước nữa”.

“Tôi lo lắng cho tương lai đất mẹ

Khi cỏ xanh phủ kín xác thân mình”

Hai câu thơ của Tướng Tadamachi Kuribayashi đã phần nào diễn tả được trạng thái của đất nước, con người Nhật Bản trong giai đoạn sau của chiến tranh Thế giới thứ 2, trên mặt trận Thái Bình Dương.

Trận hải chiến ở vùng biển Mariana, hạm đội cơ động Nhật mất 92% số máy bay, chìm ba tàu sân bay và 50% số máy bay của đảo Guam bị phá hủy.

Trong tình thế tuyệt vọng của trận chiến, những sĩ quan tham mưu của Nhật đều quyết định hara kiri (mổ bụng tự sát, một truyền thống của samurai Nhật Bản khi thua trận). Những người còn lại quyết định cuộc tiến công “tự sát”, đánh Mỹ cho đến người cuối cùng.

Ngày 7/7/1944, hơn 3.000 người Nhật, “binh lính và thường dân, với đủ loại vũ khí, từ súng trường, súng lục đến gươm và gậy tre vót nhọn xông đến bờ biển tiến công các hậu cứ quân Mỹ”.

Cảnh tượng hoang tàn của Hiroshima sau khi Mỹ thả bom nguyên tử.

Tổng số gần 30.000 dân Nhật sống trên đảo, “có khoảng 22.000 người tự sát tập thể bằng cách đứng từ trên các mỏm núi cao nhảy xuống biển”.

Nhật Bản đã bại trận, nhưng vẫn ngoan cố trên khắp các mặt trận, với những cuộc chiến tranh đau thương, gây tổn thất nặng nề cả về người và của.

Trận thảm hại của quân đội Nhật ở Iwo Jima, khi trong tổng số 21.000 quân Nhật trú phòng, chỉ còn khoảng 3.000 người sống sót đã gây nên nhiều phản ứng khác nhau làm chấn động chính trường Nhật Bản.

Tình hình đen tối ấy đã buộc Nhật hoàng phải đưa ra quyết định “mưu cầu hòa bình”, nhằm cứu đất nước, dân tộc Nhật khỏi thảm họa diệt vong.

Nhưng trong tình thế bại trận thảm hại, quá trình “mưu cầu hòa bình” của chính phủ Nhật, là hành trình gian nan, đau thương vô cùng.

Trên đà thắng lợi, Mỹ tấn công vào Okinawa. Đây là “một ngã tư quốc tế ở Đông Á, nằm giữa Trung Hoa (lục địa), Đài loan và Nhật”, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Trận Okinawa cũng là trận đánh cuối cùng của hải quân Nhật. Trong tình thế lấn át của Mỹ, trận chiến này cũng được xem là “một quyết định tự sát”. Tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp, Phó Đô đốc Ryunosuke Kusaka đã phản đối sự hi sinh vô ích này vì “muốn dành lực lượng cho những trận đánh sắp tới ở ngay trên đất mẹ”, nhưng với sự cố chấp bảo vệ tinh thần võ sĩ đạo, đa số vẫn quyết định đánh đến chết.

Ngày 2/7, trận chiến Okinawa chính thức chấm dứt. Suốt ba tháng chiến đấu, “phía Nhật mất đi hơn 100.000 quân. Dân đảo Okinawa, do bị bom đạn, bị đau ốm và tự sát bằng cách từ trên cao nhảy xuống biển, chết đến 75.000 người (một phần tám dân số trên đảo)”.

Phòng tuyến nơi cửa ngõ bảo vệ nước Nhật đã bị chọc thủng, Mỹ đánh thẳng vào nước Nhật với những cuộc ném bom thẳng tay ở thủ đô Tokyo cùng với nhiều thành phố lớn khác trên khắp Nhật Bản.

Khi hội nghị thượng đỉnh ở Potsdam đã đưa ra bản “Tuyên cáo Potsdam”, yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản bị đặt ra vào tình thế buộc phải lựa chọn. Nhưng trước tình thế ấy, Mỹ đã thí nghiệm thành công Bom “A” (bom nguyên tử), kiên quyết đánh Nhật Bản đến cùng.

Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào 8 giờ 15’17” ngày 6/8/1945 đã khiến Nhật Bản sụp đổ. Người dân Nhật khóc than trong đống hoang tàn đổ nát. Sức chịu đựng đã đi đến giới hạn cuối cùng. Người chết chồng lấp lên nhau, người sống còn chưa thể tin vào cơn ác mộng vừa trải qua.

Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô điều kiện.

Tại cuộc họp Nội các kéo dài từ 14 giờ 30 chiều đến 21 giờ 30 tối, “Thủ tướng Suzuki đã buộc phải lựa chọn giải pháp cuối cùng mà ông cùng một số thuộc cấp đã trù tính: Tổ chức Hội nghị Đế chế của Hội đồng Quốc phòng tối cao với sự hiện diện của Hoàng đế để dành quyền quyết định cho Nhật hoàng - một điều vượt ra ngoài hiến pháp Nhật Bản”.

Khi Nhật Bản còn loay hoay với kế hoạch cầu hòa, Mỹ tiếp tục thả thêm một quả bom nguyên tử hủy diệt thành phố Nagasaki. Màu tang tóc thảm thiết bao trùm đất nước Nhật Bản. Khắp nơi cầu khẩn xin Nhật hoàng hãy ra lệnh ngừng chiến tranh.

Trước tình thế này, Nhật Bản buộc phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam cho dù cảm giác “thực là nhục nhã và đau đớn vô cùng”.

Dẫu còn nhiều ý kiến tranh cãi về việc chấp nhận “cầu hòa” vô điều kiện, nhưng Nhật hoàng đã đưa ra quyết định cuối cùng. “Nếu chiến tranh chấm dứt ngay bây giờ, đất nước còn có cơ hội hồi sinh”, cũng là mưu cầu một tương lai “mọi người cùng chung lưng đấu cật, quyết tâm đoàn kết nhất trí thì chúng ta sẽ dễ dàng hồi sinh lại nước Nhật”.

Lễ ký kết chính thức văn bản đầu hàng của Nhật được tổ chức vào sáng ngày 2/9/1945 trên thiết hạm Misouri của Hoa Kỳ thả neo tại vịnh Tokyo. Chiến tranh Thái Bình Dương, màn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc.

Nước Nhật đã hoàn toàn kiệt quệ sau chiến tranh, sự bại trận nặng nề ấy cũng đã thể hiện dấu ấn dân tộc mạnh mẽ, đồng thời để lại những bài học không thể nào quên cho Nhật Bản.

Chiến tranh Thái Bình Dương được biên soạn bởi hai tác giả Lê Vinh Quốc và Huỳnh Văn Tòng. Cuốn sách có thể trở thành tài liệu tham khảo quý giá cho những người yêu lịch sử, đồng thời muốn tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ 2, cũng như đất nước Nhật Bản.

CNBC đã so sánh GDP danh nghĩa tính theo USD của các nước có trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF.

GDP danh nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế, nhưng không loại trừ tác động của lạm phát. Do đó, thước đo này đôi khi phản ánh quá cao hoặc quá thấp giá trị kinh tế thực của một nước.

Giá trị GDP danh nghĩa xác định theo một đồng tiền phổ biến là cách để tính toán và so sánh quy mô kinh tế của các nước. Giá trị này cũng phản ánh sơ lược về tầm ảnh hưởng khác nhau của những diễn biến, chẳng hạn như diễn biến của đại dịch Covid-19, đến các nền kinh tế ra sao.

Dưới đây là những thay đổi chính về vị trí xếp hạng của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch.

Ấn Độ đã tụt hạng so với Vương quốc Anh

Ấn Độ vốn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào năm 2019, đã tụt xuống vị trí thứ 6 sau Vương quốc Anh vào năm 2020. Quốc gia Nam Á này được dự đoán sẽ không giành lại được vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến năm 2023.

Năm 2020, Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa quốc gia nghiêm ngặt do nước này phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19. Hiện nay, các nhà kinh tế học cho rằng viễn cảnh kinh tế Ấn Độ sẽ không có dấu hiệu tích cực do tình hình dịch bệnh chuyển biến nghiêm trọng bất ngờ. Tuần trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia bị nhiễm bệnh nặng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Các nhà kinh tế ước tính rằng một tháng phong tỏa trên toàn quốc sẽ làm giảm 100-200 điểm cơ bản so với GDP hàng năm của Ấn Độ.

Brazil rớt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Brazil tụt hạng từ nền kinh tế lớn thứ 9 vào năm 2019 xuống nền kinh tế lớn thứ 12 trong năm 2020. Đây là quốc gia duy nhất rơi khỏi top 10. Theo dự báo của IMF, quốc gia Nam Mỹ sẽ nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất đến năm 2026.

Brazil có số lượng bệnh nhân tử vong do Covid cao thứ ba trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro lại xem nhẹ mối đe dọa từ dịch bệnh mà nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia để ngăn chặn Covid-19. Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil sẽ chật vật để phục hồi trong những năm tới.

Hàn Quốc lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Khi Brazil rớt khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí này ít nhất đến năm 2026.

Đầu năm 2020, Hàn Quốc là một trong những quốc gia bên ngoài Trung Quốc xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 sớm nhất. Tuy nhiên, nước này đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút vào năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chất bán dẫn cũng giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ sụt giảm 1% trong năm 2020.

Theo các nhà kinh tế từ công ty tư vấn Capital Economics, bất chấp tình hình bất ổn do dịch bệnh gây ra, các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ vào sự gia tăng mua sắm trực tuyến trong thời dịch. IMF dự đoán kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm nay.

Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng tạp hóa ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Bloomberg)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ảnh hưởng từ biến động tỷ giá và việc kinh tế Nhật Bản trải qua một thời gian dài tăng trưởng thấp đã khiến khoảng cách về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa giữa Nhật Bản và Đức liên tục thu hẹp trong những năm gần đây.

Các chuyên gia ước tính, trong năm 2023, GDP danh nghĩa của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm 0,2% so với năm 2022 xuống mức 4.230 tỷ USD và thấp hơn Đức, khi GDP của Đức đạt 4.430 tỷ USD, tăng 8,4%.

IMF cho biết, Ấn Độ - quốc gia đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người, có thể sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026.

IMF cũng dự báo, trong giai đoạn 2026 - 2028, Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục rơi xuống vị trí thứ 5 thế giới, trong khi Ấn Độ đứng thứ 4 vào năm 2026 và thứ 3 vào năm 2027.

Năm 1968, Nhật Bản vượt qua Tây Đức về Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) - chỉ số chính vào thời điểm đó và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Nhật Bản giữ vị trí này cho đến khi bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2010, tụt xuống vị trí thứ 3.

Dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho thấy, tỷ giá USD/Yen gần đây giao dịch ở mức khoảng 1 USD đổi 150 Yen, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1 USD đổi 131 Yen trong năm 2022. Chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng gia tăng khiến đồng Yen ngày càng sụt giảm mạnh, trong khi tỷ giá Euro so với USD không thay đổi nhiều.

VTV.vn -Chính phủ của Thủ tướng Kishida đang soạn thảo gói kích thích nhằm giảm bớt tác động của lạm phát đến người tiêu dùng, trong đó có việc tiếp tục trợ giá nhiên liệu và điện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!