Sử dụng bảng đánh giá nhân viên cuối năm giúp người quản lý có thể đánh giá được kết quả, hiệu suất công việc của nhân sự trong suốt một năm qua. Tuy nhiên, với từng trường hợp cụ thể, bảng đánh giá năng lực nhân viên sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, Hoola sẽ chia sẻ nhanh tới bạn các mẫu đánh giá năng lực nhân viên chi tiết, cụ thể trong năm 2023 mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây nhé.
Cách giúp xây dựng bảng đánh giá nhân viên hiệu quả
Để có thể xây dựng bảng đánh giá nhân viên hiệu quả, bạn cần:
Bảng đánh giá năng lực nhân viên nên có các nhóm năng lực chính
Dù mỗi vị trí công việc sẽ cần có một năng lực đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì bảng đáng giá năng lực nhân viên nên có các nhóm năng lực chính sau:
Phẩm chất, thái độ – Đây là yếu tố thuộc phạm vi cảm xúc, tình cảm của một cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ có một nét tính cách, có phẩm chất, thái độ riêng biệt. Người hướng nội, người lại hướng ngoại. Có người có tố chất để làm việc nhóm, phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm, người lại có thế mạnh làm việc độc lập…
Phẩm chất, thái độ sẽ quyết định đến việc nhân viên của bạn có động lực giải quyết và vượt qua khó khăn trong công việc hay không. Những nhân viên có phẩm chất, thái độ phù hợp thường cũng là những người có năng lực làm việc tốt. Do đó, nhà quản lý cần hiểu được vị trí mình tuyển cần có phẩm chất tính cách nào để lựa chọn người phù hợp.
Kỹ năng – Kỹ năng là yếu tố thể hiện mức độ thành thạo, thuần thục các kỹ năng thao tác, khả năng xử lý tình huống cũng như kinh nghiệm trong công việc của một nhân viên. Kỹ năng là yếu tố quyết định đến hiệu suất làm việc của nhân viên, giúp nhà quản lý đánh giá cụ thể, chính xác hơn về năng lực nhân viên.
Ví dụ: cùng một yêu cầu lập trình một chức năng phân hệ phần mềm thì lập trình viên mới vào nghề có thể phải mất 2 – 3 ngày mới xử lý xong nhưng lập trình viên đã có kinh nghiệm, kỹ năng thuần thục có thể chỉ cần xử lý trong nửa ngày đã có thể hoàn thành công việc.
Kiến thức – Đây là yếu tố thuộc về năng lực tư duy của mỗi cá nhân. Kiến thức cần trải qua quá trình đào tạo, tự học hỏi của mỗi cá nhân. Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên của mình có đủ kiến thức để đảm bảo công việc hay không. Họ có sẵn sàng học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới để làm việc tốt hơn hay không. Guồng quay của sự phát triển luôn tiến về phía trước và nếu nhân viên của bạn hài lòng với kiến thức cũ họ đã có thì sớm muộn hiệu suất, chất lượng làm việc cũng như năng lực làm việc tổng thể của họ cũng sẽ suy giảm.
Kiến thức không bao giờ là đủ với một nhân viên muốn hoàn thành tốt công việc. Yếu tố kiến thức của một nhân viên sẽ phản ánh khả năng duy trì hiệu suất, năng lực làm việc của nhân viên. Đây là yếu tố bạn nên cho vào bảng đánh giá để xem xét năng lực nhân viên trong dài hạn.
Nhà quản lý cần làm gì để xây dựng bảng đánh giá năng lực nhân viên phù hợp, chính xác, hiệu quả
Sẽ có những tiêu chí cơ bản, cần có trong bảng đánh giá năng lực nhân viên. Tuy nhiên, để đảm bảo tiêu chí đánh giá chính xác, phù hợp và mang lại hiệu quả cao cần nhà quản lý lưu tâm 4 yếu tố sau:
Mẫu bảng đánh giá nhân viên hằng tháng
Mẫu bảng đánh giá nhân sự hàng tháng được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của từng cá nhân trong công ty. Qua đó, người quản lý sẽ thu thập được thông tin về năng lực, mục tiêu và thành tích của từng nhân sự theo tháng.
Tiêu chí đánh giá nhân viên theo năng lực
Thông thường trong bảng đánh giá năng lực nhân viên sẽ có 3 tiêu chí để đánh giá nhân viên theo năng lực đó là: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc được giao - Đánh giá nhân viên theo mục tiêu hành chính: Dựa trên mức độ làm việc, hiệu quả công việc của nhân viên để đánh giá thực hiện công việc của nhân viên đó có tốt không và làm cơ sở đề nghị khen thưởng, đơn đề xuất tăng lương hoặc xấu nhất là đi đến quyết định thôi việc nhân viên đó. - Đánh giá theo mục tiêu phát triển: Đánh giá KPI dựa theo kpi mẫu và nhà quản nắm được mục tiêu ngắn/dài hạn nguyện vọng của nhân viên... Từ đó, đưa ra những chiến lược phát triển hỗ trợ nhân viên đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Tương tự, cán bộ nhân viên cũng cần đẩy mạnh nỗ lực làm việc để cùng công ty phát triển xây dựng mục tiêu công ty. - Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa vào việc được giao mà các nhà quản lí có thể đánh giá mức độ hoàn thành của từng nhân viên nào có thực lực, nhân viên nào cần đào tạo thêm.
Xem thêm: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân
Mẫu bảng đánh giá công việc của nhân viên theo đội nhóm
Quản lý cần thực hiện đánh giá từng thành viên trong nhóm, sau đó xếp hạng năng lực của từng người. Qua đó, bạn sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn năng lực của mỗi cá nhân.
Mẫu đánh giá năng lực nhân viên
Nội dung của bảng đánh giá nhân viên này sẽ gồm: kỹ năng, phẩm chất cá nhân, mục tiêu, kết quả công việc và xếp hạng. Thông qua đó, quản lý sẽ có đánh giá tổng kết về năng lực lẫn kế hoạch làm việc của nhân viên, sau đó đưa ra định hướng phù hợp để phát triển.
Nhân viên sẽ là người tự tổng kết thành tích, kết quả công việc mà bản thân họ đã đạt được. Qua đó, mỗi nhân viên sẽ có cái nhìn trung thực nhất về hiệu suất công việc của mình để bản thân làm việc tốt hơn.
Định hướng hành động sau đánh giá nhân viên
Sau khi lập xong bảng đánh giá công việc của nhân viên, bạn cần xây dựng các định hướng hành động rõ ràng. Điều này là cần thiết, giúp bạn thiết lập mục tiêu để giúp nhân viên có thể phát triển, cải thiện hơn trong những bảng đánh giá thành viên nhóm sau đó.Để định hướng hành động, bạn có thể sử dụng hoặc gợi ý nhân sự áp dụng khung quản trị mục tiêu OKRs. Bằng việc thiết lập mục tiêu đầy cảm hứng với kết quả rõ ràng, nhân viên sẽ có định hướng cụ thể trong việc tiệm cận tới mục tiêu.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các bảng đánh giá nhân viên chi tiết, rõ ràng và chuẩn xác. Thay vì đánh giá thủ công, bạn có thể tham khảo nền tảng Hoola của chúng tôi. Đây là nền tảng đào tạo nội bộ tích hợp công cụ tổ chức thi, đánh giá kết quả thi và hỗ trợ đánh giá năng lực của từng nhân viên thông qua quá trình đào tạo. Liên hệ với Hoola ngay hôm nay để được tư vấn và nhận ưu đãi bạn nhé.
Trong quá trình lãnh đạo và quản lý việc đánh giá năng lực của nhân viên là một việc hết sức quan trọng, đánh giá đúng năng lực của nhân viên sẽ giúp lãnh đạo phân đúng người đúng việc, công việc sẽ phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.
Đánh giá nhân viên dựa trên thái độ làm việc
Có nhiều nhà lãnh đạo cho rằng kiến thức chuyên môn có thể trau dồi và nhân viên chưa có kinh nghiệm thì cử đi tham gia quy trình đào tạo 1 chương trình đào tạo nội bộ là được, nếu để họ chọn một nhân viên có thái độ làm việc tốt và một người năng lực tốt nhưng kiêu ngạo và không nghiêm túc trong việc, thì nhà lãnh đạo lại ưu tiên người có thái độ làm việc tốt. Vậy một thái độ làm việc tốt trong biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên được thể hiện qua những tiêu chí nào.
- Tính trung thực của nhân viên - Cẩn trọng trong công việc - Tính tự giác ham học hỏi - Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng - Chuyên cần và đúng giờ
Xem thêm: Mẫu thư mời làm bài kiểm tra