Lịch sử là ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung hay của từng quốc gia, dân tộc. Lâu nay việc dạy và học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt vì ý nghĩa đặc biệt của việc thẩm thấu lịch sử dân tộc của các tầng lớp nhân dân. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích.
Học để biết, học để làm, học để chung sống - Mẫu 4
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin ngày một nâng cao. Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức. vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta.tuy nhiên việc học là một quá trình tích lũy kiến thức lâu dài mà tri thức nhân loại lại là vô bờ bến. thế nên chúng ta cần có một sự tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích học tập của mình. mục đích học tập do tổ chức UNESCO đề xướng là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thật rõ nhé!
Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi tiếp thu tri thức của nhân loại. vậy nên chúng ta đã biết và làm được những điều to lớn làm thay đổi cả thế giới
Học để biết: học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. học là một quá trình tìm hiểu, thu nhập, tích luỹ kiến thức cho bản thân mình từ thầy cô giáo bạn bè trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. kiến thức nhân loại vô cùng phong phú khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. thế nên việc học trước hết là hướng đến mục đích học để biết nhiều miền kiến thức ấy để thế giới xung quanh mở ra một cách sáng tỏ trước mắt bạn lật mở mọi vấn đề mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu. có vậy chúng ta mới có thể không lạc hậu với thời đại và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Học để làm: “học phải đi đôi với hành” lời dạy thật có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay.tiếp thu kiến thức hôm nay mà không quên những điều đã học ngày hôm qua thì đó mới gọi là việc học đúng cách.muốn vậy thì tất cả chúng ta phải học tập kiến thức lí thuyết sau đó vận dụng làm nó ngoài thực tế để thêm hiểu phần kiến thức ấy và ghi nhớ sâu hơn. ở đây theo UNESCO muốn nhắn bảo chúng ta phải kết hợp song song việc học và làm với nhau có như vậy việc học mới thực sự có ích. Học và làm việc dựa trên những kiến thức đã học vừa là mục đích vừa còn là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học thật khô khốc không linh động. trong khi vừa học ta lại áp dụng giải quyết những công việc của cuộc sống thì đó là cơ hội để giúp đỡ bản thân gia đình và xã hội đó còn là dịp để bạn phát triển tư duy sáng tạo của mình.
Học để chung sống: “ngọc không mài không thành đồ vậy người không học không biết rõ đạo” làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta.nhưng việc học còn mang lại cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người đạo lí đối nhân xử thế cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.trong quá trình học tập chúng ta sẽ có nhiều bài học về đạo đức nhiều câu chuyện hay về lòng nhân hậu … từ đó hình thành ý thức rèn luyện nên nhân cách con người ý thức cái hay cái đẹp làm việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh có những đức tính tốt và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người: siêng năng chăm chỉ hiếu thảo nhân hậu …tất cả đã làm hoàn thiện bản thân bạn.hơn thế nưa là con người có văn hoá có đạo đức biết cách ứng xử đúng đắn với mọi người bạn sẽ thực sự hoà nhập và thích ứng nhanh với môi trường khác nhau của xã hội. đó là chúng ta đã học được cách chung sống. thế giới này chỉ tồn tại nhưng con người biết chung sống hòa thuận gần gũi gắn bó với nhau để tạo thành một cộng đồng một xã hội bền vững từ đó biết giữ gìn nó và giữ gìn cải tạo thiên nhiên đang ngày càng xấu đi do hiện tượng nóng lên toàn cầu. khi con người biết chung sống thì người người nắm tay nhau trong tình thân ái đất nước hoà bình thịnh trị . giữa đất nước trên thế giới sẽ không có mâu thuẫn, chiến tranh tất cả đều hướng tới sự phát triển của nhân loại làm chủ thế giới làm chủ vũ trụ và những miền tri thức mới.có vậy mới có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp một thế giới phát triển trong hoà bình.
Một người vừa có tri thức vừa có trình độ văn hoá hay giúp đỡ người khác thành công trong công việc và cuộc sống thì sẽ được mọi người kính nể cảm phục. mọi người khác sẽ lấy đó làm tấm gương học hỏi theo và bạn luôn được tôn trọng và nhận những tình cảm yêu mến.mình có tài có đức ai lại không trọng dụng. đó là học để tự khẳng định mình.mỗi người đều có một tính cách riêng và luôn muốn khẳng định mình được xã hội công nhận. nếu không ngừng nỗ lực học tập rèn luyện cả chí tài đức trở thành người có ích cho xã hội thì bạn sẽ có một “thương hiệu” riêng cho bản thân mình
Mục đích học tập của unesco đề xướng thật đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc học tập ngày nay của mỗi chúng ta trước những thay đổi từng ngày từng giờ của thế giới. Hiểu rõ và thực hiện theo đúng như thế tương lai tươi sáng đang chờ đón bạn hãy biết nắm lấy cơ hội !
Học để biết, học để làm, học để chung sống - Mẫu 6
Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống – một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau… Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.
Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.
Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất logic, hợp lí: biết -> làm -> chung sống -> tự khẳng định mình. Logic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.
cũng là trách nhiệm của cả người học và người dạy, để trở thành Người - Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng.
: Học tập là một chặng đường dài không có điểm kết thúc, là cái thang không có bậc cuối cùng. Bác Hồ cũng nhấn mạnh việc học tập nâng cao trình độ của bản thân có nội dung cách mạng chứ không phải học tập vì những động cơ cá nhân. Việc học tập, rèn luyện toàn diện để có đủ đức đủ tài, nâng cao hiểu biết để phục vụ nhân dân là điều phải làm hằng ngày.
Hơn ai hết, Người hiểu rằng: nền
truyền thống Việt Nam còn mang nhiều thiếu hụt, hạn chế; trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém, lề lối sản xuất chưa được cải tiến, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Việc học tập tiếp thu những tri thức mới, những kinh nghiệm mới để làm chủ khoa học kỹ thuật, để tiến kịp với trình độ văn minh của nhân loại là điều rất cần thiết và quan trọng. Người còn nhấn mạnh:
“Muốn biết thì phải thi đua học.
Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm”
Học để làm gì là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Giáo dục hiện đại hướng đến việc đào tạo những con người có tầm tư duy rộng mở trong một
toàn cầu hóa, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác và có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Mục đích học của học sinh hiện đại hướng đến không (chỉ là) để vượt qua kỳ thi, mà là để trở thành một con người có tư duy độc lập, có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong
, có tri thức vững chắc cho tương lai của mình.
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng ở phố Hàng Than, Hà Nội
đã xây dựng 4 trụ cột cho việc học. Đó cũng là định hướng cho giáo dục của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba: Học để biết, học để làm, học để xác lập bản thân và học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Từ góc nhìn đó, có thể thấy ở Việt Nam 2 trụ cột quan trọng: Học để biết và Học để xác lập bản thân vẫn chưa đậm nét trong hệ thống
. Thậm chí, học để biết đã biến dạng thành học để thi. Học sinh đi học chỉ để qua kỳ thi và cha mẹ cũng chỉ mong con đạt điểm tốt. Giáo viên cũng dạy để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên... (!).
Mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong trường học ngày nay. Sau khi tốt nghiệp đại học, điều đầu tiên của một tân cử nhân cần phải làm khi ứng tuyển vào các cơ quan là phải đưa ra một tấm bằng “đẹp”. Muốn có bằng “đẹp” lại phải “lo” điểm “đẹp” từ khi còn ở giảng đường đại học. Tân cử nhân trở thành tân cán bộ tuy không thể được bổ nhiệm ngay vào các vị trí lãnh đạo như thời phong kiến nhưng (từ đó trở đi) sẽ quen dần với việc đánh giá, bình xét, quy hoạch, bổ nhiệm... với những yêu cầu về bằng cấp là tiêu chuẩn “cứng” đầu tiên...
Để thay đổi “tập quán” tư duy này, không những cần thay đổi tư duy của giáo viên và học sinh mà còn cần thay đổi cả tư duy và cách
, thay đổi cách kiểm tra đánh giá. Trách nhiệm đảm nhận công việc xúc tiến những thay đổi đó trước hết thuộc về những nhà hoạch định chính sách giáo dục.
Nhớ lại lời Bác Hồ dặn: “Học để làm người” có thể thấy tầm nhìn xa của Người về tính toàn diện của giáo dục, để mỗi người lớn lên được giáo dục để trở thành Người - Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng. Điều này hoàn toàn tương hợp với những tiêu chí giáo dục hiện đại của UNESCO.