Việt Nam có hai quần đảo ngoài khơi Biển Ðông là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hai quần đảo tiêu biểu của đất nước và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
Cách thăm đảo Hoàng Sa Trường Sa
Làm sao để ra Trường Sa hay tour đi Hoàng Sa Trường Sa là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Được biết, hiện nay, quần đảo Trường Sa vẫn là đảo quân sự dù đã có dân ở. Phương tiện ra Trường Sa ngoài tàu hải quân thì chỉ có thuyền ghe của ngư dân đánh bắt xa bờ. Trên quần đảo Trường Sa có sân bay quân sự, trực thăng cứu hộ, chưa có máy bay dân sự hoạt động.
Như vậy, hiện tại khách du lịch không thể tự túc đến Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam hay tham gia tour du lịch. Vậy làm sao để ra Trường Sa? Hoàng Sa? Để tới được hai quần đảo này, bạn phải trong một cơ quan hay một tổ chức nào đó thực hiện nhiệm vụ ra Trường Sa như đoàn văn công, nghệ sĩ phục vụ trên đảo, đoàn thanh niên, đoàn báo chí, từ thiện, ngoại giao... thì mới có thể đi được.
Vị trí địa lý của Trường Sa Hoàng Sa
Hoàng Sa là quần đảo nằm trong khu vực biển khoảng từ 15o15’ đến 17o15’ vĩ độ Bắc, 111o đến 113o kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 13 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm cùng bãi cạn được chia làm hai nhóm (nhóm An Vĩnh nằm ở phía Đông, nhóm Lưỡi Liềm nằm ở phía Tây). Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km2, trong tất cả các đảo, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích 1,5km2.
Trường Sa là quần đảo nằm trong khu vực biển khoảng từ 6o50’ đến đến 12o vĩ độ Bắc, 111o30’ đến 117o20’ kinh độ Đông, cách TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, cách huyện đảo Phú Quý của tỉnh Bình Thuận khoảng 203 hải lý.
Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn lớn đảo, đá, cồn, san hô và bãi cát. Các đảo quan trọng thuộc quần đảo phải kể đến đảo Trường Sa, Nam Yết, An Bang, Ba Bình, Loại Ta, Song Tử Tây, Thị Tứ, Tử Đông… Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo Trường Sa là khoảng 3km2, đảo Ba Bình là đảo lớn nhất, rộng khoảng 0,5km2.
Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau và hai quần đảo nằm ngoài khơi Biển Ðông là Hoàng Sa và Trường Sa. Nước ta có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như bằng chứng lịch sử khẳng định rõ ràng Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ 17.
Từ khoảng nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã tổ chức lấy người từ xã An Vĩnh của huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa còn gọi là “đội Hoàng Sa” để thu lượm hàng hóa trên biển, đánh bắt hải sản; đo vẽ sơ đồ, trồng cây cũng như dựng mốc trên quần đảo.
Cho đến thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã tổ chức thêm “đội Bắc Hải”, lấy người thôn Tứ Chính và người xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận để tiến ra quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam thực hiện hành động xác nhận chủ quyền tại đây.
Rất nhiều chứng cứ, tư liệu chứng tỏ ngay từ thế kỷ 17 đất nước ta đã thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi nơi này còn là lãnh thổ vô chủ. Việt Nam là quốc gia duy nhất thực hiện chủ quyền với hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình, không gặp phải bất cứ sự phản đối của quốc gia nào.
Các nguồn tư liệu lịch sử khẳng định Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Điển hình như Đại Nam thực lục - bộ sử sách lớn nhất của triều Nguyễn ghi chép rất rõ nét về các hoạt động trong việc quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, các Châu bản triều Nguyễn cũng là các văn bản hành chính chính thức có dấu son của vua nhà Nguyễn (1802-1945) như một bằng chứng không thể chối cãi, khẳng Nhà nước quân chủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Nhiều bản đồ của phương Tây trong suốt thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đều có hình vẽ, ghi chú vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng biển Việt Nam, công nhận hai quần đảo này là một phần thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Trong thời kỳ Thực dân Pháp đặt ách cai trị Đông Dương vào thế kỷ 19, Pháp đại diện cho triều Nguyễn tiếp tục quản lý hai quần đảo. Theo Hiệp ước Patenôtre năm 1884, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, từ năm 1925 đến năm 1927, Pháp tổ chức điều tra thổ nhưỡng, khí hậu, nghiên cứu mỏ và duy trì tuần tra trên Hoàng Sa. Các năm 1930-1933, chính quyền Pháp đưa quân đội đóng giữ ở quần đảo Trường Sa.
Đến năm 1933, Pháp sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, năm 1938 thì thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cũng khoảng thời gian này, Pháp đặt cột mốc, xây dựng ngọn hải đăng cùng các trạm khí tượng, vô tuyến điện trên Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Ðại. Năm 1951, đại diện của chính phủ Bảo Ðại do Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Hữu làm trưởng đoàn đã tham gia Hội nghị San Francisco, trước đại diện của 51 quốc gia (có Trung Quốc). Tại hội nghị, Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định một lần nữa chủ quyền quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam.
Sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, bằng nhiều hoạt động như quyết định thành lập đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Trường Sa và huyện Hoàng Sa, mà nay huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Trong huyện Trường Sa còn có các đơn vị nhỏ hơn, như thị trấn Trường Sa, gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận; xã Song Tử Tây; xã Sinh Tồn…
Những hình ảnh đẹp về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa
Quần đảo Trường Sa có gì? Huyện đảo Trường Sa với 3 đơn vị hành chính, đó là thị trấn Trường Sa, xã đảo Song Tử Tây và xã đảo Sinh Tồn. Dù đến bất kỳ đâu, hình ảnh đầu tiên bạn sẽ thấy là màu áo hải quân của những chú chiến sĩ trẻ, cùng làn da sạm nắng, đang nghiêm trang bồng cây súng canh gác tại cột mốc chủ quyền của Tổ Quốc.
Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá san hô, bãi ngầm, ôm lấy cả một vùng biển rộng lớn hàng trăm ngàn km2. Quần đảo có 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Quần đảo Trường Sa có gì? Trên các đảo không có quán bar, không nhà hàng sang trọng cũng không có khách sạn hay các tòa nhà chọc trời, sôi động, tại Trường Sa chỉ có vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, có biển xanh, mây trắng, nắng vàng, bãi cát trắng mịn phau phau.
Trên quần đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa mang kiến trúc thuần Việt, được làm từ các loại gỗ tốt chịu được độ mặn từ nước biển. Chùa chủ yếu nằm trên các đảo nổi như Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... và dù quay về hướng nào đi chăng nữa cũng hướng mặt thẳng ra biển Đông, đón được những tia nắng bình minh sớm nhất.
Hầu như ai tới Trường Sa cũng đều ghé thăm và thắp nén hương tại chùa. Giữa biển khơi bao la, những ngôi chùa là địa điểm thiêng liêng, đồng hành cùng người dân biển đảo, một điểm tựa tinh thần của bà con và các chiến sĩ.
Hàng ngày, nhịp sống của người dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn bình an, tràn đầy sức sống, góp phần bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Ở trên đảo Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn... đều có trường mẫu giáo và tiểu học. Rất nhiều giáo viên trẻ cũng xung phong ra đảo để giảng day. Sau khi hết cấp 1, các bé sẽ được được chuyển vào đất liền để học tiếp.
Quần đảo Hoàng Sa có hai nhóm. Nhóm phía đông có đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn lớn nhất, một số đảo khác như đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, đảo Cây... nhiều đảo cát trắng, san hô đầy màu sắc. Nhóm phía Tây gồm khoảng 15 hòn đảo như đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng, Tri Tôn, Chim Én... diện tích chỉ tầm 0,5km2 đổ xuống.
Thời tiết ở Hoàng Sa chia làm hai mùa là mùa khô từ tháng 1 tới tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 tới tháng 12 hàng năm. Quần đảo có thảm thực vật phong phú, cây cối sum suê cùng nhiều loài hải sản quý, nào là hải sâm, đồi mồi, tôm hùm...
Trên đây là thông tin về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam giới thiệu tới các bạn. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình nhé.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thành lập thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ 5.981 ha diện tích tự nhiên, 152.237 nhân khẩu và 9 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Đéc.
Thành phố Sa Đéc có 9 đơn vị hành chính cấp xã gồm 6 phường: 1, 2, 3, 4, An Hòa, Tân Quy Đông và 3 xã: Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây, Tân Phú Đông.
Sau khi thành lập thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò.
Được biết, tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thị xã Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc) trong 9 tháng đầu năm trên 3.200 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 5.300 tỷ đồng. Riêng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của thị xã như: Gạo xay xát, lau bóng, bánh phồng tôm và thủy sản chế biến đông lạnh trong vài tháng trở lại đây có nhiều chuyển biến tích cực.
Thời gian từ nay đến cuối năm 2013, thị xã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm và tăng cường công tác chỉnh trang đô thị trên các tuyến đường nội ô như: Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Cư Trinh, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi để tạo mỹ quan đô thị.