Dự và khai mạc lớp bồi dưỡng có đồng chí Đinh Thị Hồng Thu- HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Quốc phòng An ninh huyện. Tham dự có đồng chí Thượng tá Nguyễn Đức Ân, UVBTV, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, cùng 50 học viên là án bộ công chức, viên chức các phòng, ban ngành huyện.
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh theo Điều 24 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
- Việc đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định như sau:
+ Đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tập trung 04 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Đào tạo văn bằng 2, tập trung 02 năm với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác;
+ Đào tạo văn bằng 2, tập trung 18 tháng với đối tượng tuyển sinh là giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và đã có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh thời gian đào tạo không dưới 06 tháng.
- Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Chính phủ quy định điều kiện cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục từ trung học phổ thông đến đại học.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo Điều 18 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp; trường hợp xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nơi nghỉ cho đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và Điều 16 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Người hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được cấp giấy chứng nhận.
Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân
Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân theo Điều 20 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
- Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thể, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.
- Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
- Thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sỹ, nhà truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thể thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ thể thao quốc phòng và an ninh.
- Các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Đối tượng nào phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
- Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
- Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
- Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.