Có Bắt Buộc Trả Trợ Cấp Thôi Việc

Có Bắt Buộc Trả Trợ Cấp Thôi Việc

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu trên thì trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế tncn. Còn không vượt mức thì sẽ không tính vào thuế TNCN.

Thời gian nhận trợ cấp thôi việc là khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định như sau:

Như vậy, thời gian nhận trợ cấp thôi việc của người lao động khi đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo Luật định và không thuộc các trường hợp nêu trên.

- Theo Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 về trợ cấp thôi việc quy định:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp một nửa tháng tiền lương…

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp…

- Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian thử việc…

- Theo điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm…

Theo thông tin bạn cung cấp thì 02 tháng thử việc không đóng bảo hiểm. Do vậy, căn cứ các quy định trên đối với trường hợp của bạn thì thời gian thử việc 02 tháng sẽ được tính để hưởng trợ cấp thôi việc.

Theo khoản 1 Điều 48 BLLĐ năm 2019 thì trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động… thì người lao động làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động đề nghị được giải quyết.

Do vậy, bạn cần làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động đề nghị giải quyết.

Câu trả lời có tính chất tham khảo.

Các khoản trợ cấp nào sẽ tính thuế thu nhập cá nhân?

Lý do chính để đóng thuế thu nhập cá nhân là để đóng góp cho các hoạt động công cộng, bao gồm các dịch vụ công cộng và phát triển kinh tế của quốc gia. Thông qua việc thu thuế, chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ công cộng miễn phí hoặc giảm giá cho người dân, bao gồm các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh, giao thông vận tải, chăm sóc xã hội và nhiều dịch vụ khác.

Do đó các trợ cấp cũng không nằm ngoài các khoản tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

Các khoản trợ cấp tính thuế thu nhập cá nhân (Hình từ internet)